Bạn đọc Phạm Thị Oanh, xã Yên Thái, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết dự kiến tổng mức vốn và nguồn vốn thực hiện chương trình: "Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025”?
Trả lời: Vấn đề bạn quan tâm liên quan đến mục IV trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 được đề ra như sau:
Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 137.664,959 tỷ đồng, trong đó:
1. Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm:
- Vốn đầu tư: 50.000 tỷ đồng (đã được bố trí theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28-7-2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025);
- Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng;
- Đối với số vốn còn lại (629,163 tỷ đồng): Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí trong quá trình thực hiện Chương trình.
2. Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng.
3. Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng.
4. Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
* Bạn đọc Phạm Văn Dũng ở xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hỏi: Đối tượng nào được vay vốn hỗ trợ đất ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025?
Là huyện vùng cao biên giới thuộc tỉnh Hà Giang, đời sống của người dân huyện Mèo Vạc còn nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về chỗ ở. Để người dân yên tâm sinh sống, lao động sản xuất, việc cấp thiết là phải tạo chỗ ở ổn định cho bà con, bởi có “an cư” thì mới “lạc nghiệp”.