Bạn đọc Lành Văn Hữu ở xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc chi triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời trong Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được thực hiện theo quy định nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 2, Điều 35 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15-8-2023 của Bộ Tài chính quy định việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
Chi triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời
a) Tổ chức khảo sát ban đầu tại các địa bàn sẽ triển khai: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư này;
b) Triển khai tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời tại cộng đồng:
- Chi hỗ trợ cán bộ tư vấn: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
- Chi phiên dịch (nếu có): Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
- Thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc, người dẫn đường không kiêm phiên dịch tiếng dân tộc (nếu có): Thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 4 Thông tư này;
c) Chi tổ chức các buổi hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em dựa trên các sản phẩm, thực phẩm tại địa phương:
Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư này. Riêng chi mua các thực phẩm, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động trình diễn bữa ăn cho trẻ em: Thực hiện theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp, mức chi tối đa 10.000 đồng/trẻ/lần. Chi mua dụng cụ để trình diễn thực hiện theo giá thị trường tại địa phương và chứng từ chi tiêu hợp pháp. Chi dịch thuật (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
d) Tổ chức giám sát hỗ trợ kỹ thuật giữa các tuyến: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 54 Thông tư này.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế), thời gian qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững.
*Bạn đọc Bình Thị Hoa, xã Bảo Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, mục tiêu và đối tượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em?