Với đồng bào dân tộc Khmer ở Nam bộ, vào những dịp lễ, Tết, bên cạnh thực hiện các nghi thức mang đậm nét tôn giáo thì các hoạt động hát, múa, đặc biệt là nghệ thuật múa chằn (múa rô-băm) cũng thường xuyên được tổ chức.
Theo quan niệm của người Khmer, chằn là vai phản diện, tượng trưng cho cái ác với khuôn mặt dữ tợn, điệu bộ đi đứng nghênh ngang, chuyên gieo tai họa cho con người. Trong lễ nghi tín ngưỡng, đồng bào mượn hình ảnh chằn để thể hiện ước muốn xua đuổi điều dữ, đón sự an lành, may mắn.
Tại các chùa Khmer, sự hiện diện của chằn trong khuôn viên có ý nghĩa chằn đã được cải hóa, quy phục bởi đức Phật và trở thành lực lượng bảo vệ chùa. Qua đó, đề cao tinh thần khoan dung và chính nghĩa của Phật giáo đã chiến thắng sự hung bạo...
 |
Diễn viên múa chằn kiểm tra trang phục và đạo cụ trước giờ biểu diễn. |
 |
Khỉ thần Hanuman (bên trái) chiến đấu với chằn để bảo vệ con người. |
 |
Chằn với khuôn mặt dữ tợn, tượng trưng cho cái ác. |
ĐÌNH MINH (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp, dân tộc.
- "Chum riếp sua ôm, ôm sóc sabai tê?" (Chào bác, bác khỏe không?) Trung tá QNCN Nguyễn Hữu Trạng, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Lai Hòa (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng) tươi cười hỏi cụ Sơn Thị Phal, người dân tộc Khmer ở ấp Xẻo Su, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.