Lễ kết nghĩa thường được xây dựng theo quan hệ cha mẹ-con cái, anh-em, chị-em. Người kết nghĩa có thể cùng làng hoặc có thể đến từ làng khác. Đặc biệt, đối với nam giới sau khi lập gia đình ở làng khác, khi đến ở nhà vợ thì họ thường chọn một người phụ nữ lớn tuổi, chị gái, em gái hoặc một gia đình nào khác để kết nghĩa. Người được nhận là con kết nghĩa sẽ hưởng những quyền lợi nhất định về tinh thần và vật chất, đồng thời người con kết nghĩa sẽ có trách nhiệm đối với bố mẹ nuôi, hoặc anh, chị nuôi của mình.

Đồng bào chuẩn bị lễ vật để tiến hành nghi lễ kết nghĩa. 
Nghi thức được bắt đầu với bài chiêng “Drông tuê’’ nghĩa là đón khách. Đây là bài chiêng báo cho các vị thần và linh hồn ông bà-những người đã khuất về chứng giám. 
 Để tỏ lòng quý mến, yêu thương, gắn kết nhau, trong lễ kết nghĩa mẹ con sẽ diễn ra nghi thức đeo vòng của dòng họ. 
 Tiếp đến là kể K’han lời cổ được ngân lên để hai bên họ hàng cùng giao lưu, gắn kết mật thiết với nhau, gần gũi nhau hơn. 
Kết thúc các nghi lễ, mọi người uống rượu cần chia vui, chúc mừng hai mẹ con và hai dòng họ. 

KIM ANH (thực hiện)