Mừng lúa mới là một lễ hội độc đáo của người Jrai, tuy nhiên, do tác động của cuộc sống hiện đại, nghi lễ này có nguy cơ bị mai một ở một số địa phương.
Mới đây, UBND xã Ia Yok, huyện Ia Grai (Gia Lai) phối hợp với Trường THPT Phạm Văn Đồng (huyện Ia Grai) tổ chức phục dựng lễ mừng lúa mới nhằm làm đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phục dựng Lễ cúng lúa mới của đồng bào Jrai tại làng Bồ, xã Ia Yok”. Lễ mừng lúa mới được phục dựng với phần lễ cúng và phần hội, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Jrai.
 |
Trước khi thực hiện lễ cúng, già làng, thầy cúng, dân làng và gia đình chủ rẫy đi xung quanh ruộng lúa. |
 |
Lễ vật cúng gồm: 1 ghè rượu cần, 1 con gà sống, cây nêu... |
 |
Cây nêu được gắn những bông lúa trĩu hạt. |
 |
Chuẩn bị cây nêu. |
 |
Nghi lễ cúng tạ ơn thần Lúa, thần Nông nghiệp đã cho gia đình một vụ mùa bội thu. |
SƠN TÙNG (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Mừng lúa mới là phong tục truyền thống của đồng bào dân tộc Gia Rai sau khi thu hoạch, với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc, tạ ơn thần linh, đồng thời cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc. Đây cũng là dịp để bà con chung vui, cùng hưởng thành quả lao động.
Mừng lúa mới là ngày lễ lớn nhất của đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Ngày nay, lễ hội mừng lúa mới không còn là của riêng đồng bào Xơ Đăng nữa mà đã trở thành lễ hội chung của bà con trong buôn Kon H’rinh.
Mừng lúa mới là lễ hội quan trọng, đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên, trong đó có đồng bào Ba Na.