Lễ hội Kin chiêng boọc mạy (còn có tên gọi khác là Chá chiêng, Xăng khan) có nghĩa là lễ “Hát múa ăn mừng dưới cây bông”, là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng người Thái ở xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh nói riêng và của người Thái ở miền núi tỉnh Thanh Hóa nói chung. Người Thái coi đây là một sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật của cộng đồng, vì thế mà mọi người trong làng, bản đều có quyền tham gia và hưởng thụ.
Lễ hội được chia làm hai phần: Phần lễ là các nghi thức tâm linh-là những bài cúng cơ bản được các thầy mo kể về sự tích lập bản, lập mường, ca ngợi tổ tiên, những người có công. Phần hội là hệ thống gồm 26-50 trò diễn do thầy mo môn hoặc các “mo khách” thể hiện như chặt củi, làm rẫy, múa kiếm, quét nhà, người thổi khèn bè... mỗi trò đều có một vị thần linh từ Mường Trời xuống tham dự (do thầy mo đóng). Bên cạnh đó còn có phần chơi những loại nhạc cụ truyền thống: Cồng chiêng, khua luống, trống, boong bu, khèn, sáo; cùng các trò chơi dân gian như: Hát khặp, nhảy sạp, đánh mảng, kéo co, ném còn... Năm 2017, lễ hội Kin chiêng boọc mạy ở xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam thêm đậm đà bản sắc dân tộc.
 |
Phần nghi lễ được các thầy mo cúng kể sự tích lập bản, ca ngợi tổ tiên. |
 |
Khua luống trong phần hội tạo nét riêng độc đáo của lễ hội Kin chiêng boọc mạy. |
 |
Nam nữ thanh niên dân tộc Thái trình diễn hát múa ăn mừng dưới cây bông. |
 |
Lễ hội Kin chiêng boọc mạy là sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật cộng đồng nên mọi người dân, du khách đều có thể trải nghiệm. |
LÊ PHÚ - KIM ANH (thực hiện)
Được phục dựng từ năm 1927, đền Chín Gian là địa chỉ tâm linh nổi tiếng của cộng đồng dân tộc Thái ở Nghệ An. Đền có 9 con trâu bằng đá, tượng trưng cho vật hiến tế của 9 mường người Thái miền tây xứ Nghệ.