Trước đó, khi Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022, Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) lo ngại các trận đấu không thể diễn ra vào mùa hè tại quốc gia Vùng Vịnh này, nơi nhiệt độ có thể lên đến 40 đến 50 độ C.

Cuối cùng, World Cup 2022 được dời lịch tới cuối năm nay, từ ngày 20-11 đến 18-12. Đây là quãng thời gian có nhiệt độ trung bình từ 20-30 độ C. Tuy nhiên, việc làm mát tại các sân vẫn được áp dụng.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
Hệ thống làm mát tại các sân bóng ở Qatar phân phối khí lạnh dưới ghế ngồi của khán giả và các vòi phun lớn bên cạnh sân. Ảnh: The National.

Công nghệ làm mát được Qatar giới thiệu lần đầu vào năm 2017, khi khánh thành sân vận động Khalifa. Sau đó nó được áp dụng tại 6/7 sân khác phục vụ cho World Cup 2022. Ngoại lệ duy nhất là sân vận động 974, vốn được lắp ráp từ thùng container để đón gió tự nhiên.

Bước đầu tiên, để bảo đảm không khí nóng không xâm nhập vào sân vận động, nhóm chuyên gia từ Ủy ban tối cao và Giao nhận và Di sản Qatar (SC) và Đại học Qatar đã phân tích hình dạng khí động học để hiểu cách thiết kế có thể giảm thiểu tình trạng này. Trong quá trình này, nhiều mô hình 3D đã được xây dựng và thử nghiệm bằng cách sử dụng tia laser màu và khói để phân tích luồng không khí trên sân vận động; các biến thể như số lượng khán giả và nhiệt lượng cũng được đưa vào quá trình thử nghiệm này.

leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
Nhờ các hệ thống làm mát, nhiệt độ trong sân luôn đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ảnh: The National. 

Sau khi tối ưu hóa kiến trúc và thiết kế của các sân bóng, bước tiếp theo là phát triển hệ thống làm mát. Qua nghiên cứu, nhóm đi đến kết luận không cần thiết phải làm mát toàn bộ sân, mà chỉ cần tập trung vào sân và khoảng 2m so với vị trí chỗ ngồi cao nhất.

Thiết kế hệ thống làm mát của mỗi địa điểm khác nhau đều khác nhau để phù hợp với thiết kế và tính năng của mỗi sân. Tuy nhiên, điểm chung của công nghệ này là sử dụng năng lượng mặt trời. Năm 2013, một báo cáo cho biết 9 nhà máy điện mặt trời sẽ được xây dựng, trong đó có 1 nhà máy trung tâm và 8 nhà máy khác dành riêng cho các sân vận động.

Sau đó, không khí bên ngoài được làm mát, rồi được phân phối ngay dưới ghế ngồi của khán giả trên khán đài và các vòi phun lớn bên cạnh sân. Các hệ thống sử dụng vật liệu cách nhiệt và làm mát tại chỗ để thân thiện với môi trường nhất có thể. “Công nghệ này ước tính hiệu quả hơn 40% so với các kỹ thuật hiện có”, Tiến sĩ Saud Abdulaziz Abdul Ghani tại Đại học Qatar cho hay.

leftcenterrightdel
Bên ngoài một hệ thống làm mát đặt tại sân Al Janoub ở Doha, Qatar. Ảnh: The National. 
leftcenterrightdel
Nhiệt độ trong sân được theo dõi, điều chỉnh từ màn hình trong phòng kỹ thuật chuyên biệt. Ảnh: The National. 

Sân vận động chỉ cần được làm mát hai giờ trước khi trận đấu diễn ra, giúp giảm tiêu thụ năng lượng so với phương pháp khác. Ngoài ra, còn có hệ thống tái chế khí lạnh, được làm lạnh hai lần trước khi thải ra bên ngoài, qua đó giảm sự hấp thụ của không khí nóng.

FIFA đánh giá rất cao tính thực tế của công nghệ làm mát bởi Qatar, không chỉ phục vụ World Cup 2022 mà còn các sự kiện thể thao quanh năm. “Điều quan trọng là công nghệ làm mát sẽ được ứng dụng lâu dài, có tính kế thừa”, trang chủ FIFA nhận xét.

Ngoài ra, công nghệ này sẽ giúp phát triển các phương pháp tiết kiệm năng lượng để trồng thực phẩm trong những tháng hè nóng nực, mang đến lợi ích cho ngành an ninh lương thực tại Qatar. Thậm chí, công nghệ này mang đến một cơ hội để thay đổi cuộc sống cho các quốc gia có khí hậu nóng.

leftcenterrightdel

Clip giới thiệu về công nghệ làm mát áp dụng tại World Cup 2022. Nguồn: Al Jazeera.

THANH HẢI (theo The National, Al Jazeera)