Nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024, ngày 24-4 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp với gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách “Con đường văn sĩ” – nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng từ năm 1938 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: “Vũ Như Tô”, “Đêm hội Long Trì”, “Bắc Sơn”, “Sống mãi với Thủ đô”…
 |
Các nhà nghiên cứu, khách mời giao lưu với độc giả về hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. |
Các độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ yêu quý ông qua các tác phẩm thiếu nhi đặc sắc: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, “Tìm mẹ”, “An Tư công chúa”, “Cô bé gan dạ”… Ông là một trong những người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Hội Văn hóa cứu quốc và là đại biểu Quốc hội khóa 1 năm 1946. Sau năm 1954, ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam; nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật, đợt I, năm 1996.
Bố cục cuốn sách thực hiện theo 3 phần, đưa tới độc giả thấy “con đường văn sĩ” của Nguyễn Huy Tưởng với mộng văn chương ở phần 1 khi chàng trai Nguyễn Huy Tưởng luôn bị “con ma văn chương ám ảnh”, cho đến phần 2 là khi ông có tác phẩm đầu tay “Đêm hội Long Trì” được in thành sách và phần 3 khi ông cho ra đời tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình: “Vũ Như Tô”. Bên cạnh “con đường văn sĩ”, với bố cục 3 phần này, độc giả cũng có thể biết được hành trình tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động yêu nước trước cách mạng của ông với phong trào Truyền bá quốc ngữ đến Hướng đạo rồi Văn hóa cứu quốc.
 |
Cuốn sách của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng ra mắt độc giả.
|
Tại buổi ra mắt sách, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng (con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng), Tiến sĩ văn học Đỗ Thanh Nga và Tiến sĩ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ đã giao lưu với độc giả, qua đó góp thêm những đánh giá về sự nghiệp và những cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong tư cách một nhà văn, một nhà hoạt động cách mạng.
Tin, ảnh: HÀ ANH
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Tối 17-4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND TP Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ ba - năm 2024. Các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đến dự.
Sáng 12-4, tại Hà Nội, Cục Xuất bản, In và Phát hành và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, năm 2024.