Theo Kyodo News, thiệp chúc mừng năm mới 2022, hay còn được người Nhật Bản gọi là “nengajo”, đã được bày bán trên khắp đất nước mặt trời mọc.
Điểm đáng chú ý là thiệp được làm từ loại giấy có chứng nhận quốc tế về sử dụng nguyên liệu lấy từ những khu rừng không bị khai thác trái phép. Loại thiệp chúc mừng năm mới này được đánh giá cao vì thể hiện sự coi trọng bảo vệ môi trường.
Công ty Bưu chính Nhật Bản dự kiến phát hành khoảng 1,83 tỷ tấm thiệp đã có dấu bưu điện, giảm 6% so với năm 2021. Lượng thiệp phát hành năm nay cũng giảm mạnh nhất kể từ năm 2004, do nhiều người hiện đã chuyển sang hình thức gửi lời chúc qua các mạng xã hội.
 |
Nhân viên bưu điện tại Tokyo giới thiệu các mẫu thiệp mừng năm mới dùng giấy thân thiện với môi trường. Ảnh: Kyodo News |
Ngoài ra, việc nhiều công ty nỗ lực cắt giảm các loại chi phí trong đại dịch Covid-19 cũng làm giảm nhu cầu về thiệp năm mới.
Vì năm 2022 là năm con hổ nên Bưu điện Nhật Bản đã chuẩn bị các tấm thiệp chúc mừng năm mới với hình minh họa liên quan đến con vật này. Bưu điện còn tổ chức quay xổ số dựa vào dãy số in trên thiệp. Theo đó, giải thưởng cao nhất sẽ là 300.000 yên tiền mặt hoặc tiền điện tử trị giá 310.000 yên. Để những tấm thiệp đến được tay người nhận vào đúng ngày đầu tiên của năm mới, các phòng giao dịch của bưu điện bắt đầu nhận thiệp gửi từ ngày 15-12 và hạn chót là ngày 25-12. “Mặc dù việc liên lạc qua các mạng xã hội đã trở thành xu hướng chủ đạo, nhưng tôi hy vọng mọi người sẽ gửi gắm suy nghĩ và tình cảm của mình cho người thân thông qua nengajo”, Giám đốc Bưu điện Nhật Bản Kazuhide Kinugawa cho biết tại một buổi lễ đánh dấu việc bắt đầu phát hành thiệp chúc mừng năm mới. Yuka Nakamura, nhân viên một công ty ở thủ đô Tokyo chia sẻ: “Tôi muốn gửi nengajo cho đồng nghiệp của tôi, những người mà lâu nay tôi không gặp vì phải làm việc tại nhà do dịch bệnh”.
DƯƠNG LÂM
Ngày 29-12, Sputnik đưa tin, Nhật Bản đứng đầu thế giới về “tuổi thọ khỏe mạnh”-độ tuổi mà người cao tuổi có thể tự chăm sóc bản thân, không cần tới sự trợ giúp.
Tại Nhật Bản lại nổi lên cuộc tranh luận về việc nước này có nên mua tàu ngầm hạt nhân hay không? Tuy nhiên, khả năng này được nhận định là khó xảy ra trong bối cảnh còn đó một bản Hiến pháp Hòa bình vẫn gian nan trong nỗ lực sửa đổi...
Ngày 15-12, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) tổ chức Hội thảo Quản lý chất thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, nhằm chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tái chế và quản lý chất thải.