Dù không nổi tiếng như gốm Bát Tràng nhưng các sản phẩm của làng gốm Hương Canh (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) lại có nét đẹp và sức hút riêng.
Đặc trưng của gốm Hương Canh là có màu nâu của đất nung cháy (do làm bằng đất sét, nung ở nhiệt độ cao); không ngấm nước và ngăn ánh sáng, giữ được mùi vị lâu dài của những vật chứa đựng bên trong.
Trải qua hơn 300 năm ra đời và phát triển, gốm Hương Canh đã khẳng định được uy tín, chất lượng, như câu nói dân gian: “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh”. Hiện nay, tuy gốm Hương Canh không còn hưng thịnh như xưa nhưng nghề gốm nơi đây vẫn lưu giữ những nét đặc sắc vốn có, được khách hàng ưa chuộng...
 |
Công đoạn tạo hình gốm. |
 |
Người thợ tỉ mỉ với từng đường nét. |
 |
Du khách tham quan, tìm hiểu sản phẩm. |
 |
Một số hộ dân ở làng gốm Hương Canh còn tạo ra các sản phẩm độc đáo để trang trí trong khuôn viên gia đình. |
VĂN HƯNG (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Muốn bảo tồn và phát triển Nghệ thuật làm gốm của người Chăm cần có nhiều giải pháp tổng thể để tháo gỡ, tạo động lực cho người Chăm yên tâm gắn bó với nghề.
Làng gốm Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh là một làng nghề nổi tiếng lâu đời đã ngót nghét gần 700 năm, ngôi làng cổ thơ mộng nằm phía men sông Cầu, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60km về hướng đông bắc.
Ngày 18-5, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng” nhân dịp kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890/19-5-2023) và ngày Quốc tế Bảo tàng (18-5-2023).
Đại hội lần thứ I Hiệp hội Gốm sứ gia dụng Việt Nam (VCCA) nhiệm kỳ 2023 - 2028, đã diễn ra tại Hà Nội ngày 22-3. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã trao quyết định thành lập và giao nhiệm vụ cho hiệp hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển gốm Việt.