Nhờ vào các sản phẩm từ gốm và các món ăn miền thôn quê dân dã, ngành du lịch của làng đang dần được phát triển, tuy nhiên, so với làng gốm Bát Tràng, hiện vẫn chưa nhiều người biết đến Phù Lãng. Để đẩy nhanh thu hút du khách tới thăm, làng đang gấp rút hoàn thiện tổ hợp tham quan, du lịch trải nghiệm mang đậm chất “gốm” và đậm tính dân gian Việt Nam.
    |
 |
Khuôn viên của khu du lịch có những góc để du khách check in độc đáo và rất “gốm”. |
    |
 |
Mượn ý tưởng của Cầu Vàng (Đà Nẵng), làng gốm Phù Lãng cũng có một phiên bản rất riêng của mình.
|
    |
 |
Đến thăm làng nghề, du khách không nên bỏ qua những lò nung gốm. Với hơn 200 lò vẫn đang hoạt động, khi ghé qua một vài xưởng sản xuất, chúng ta sẽ quan sát được hết các trạng thái của lò nung từ lúc chưa nung đến lúc sản phẩm ra lò. Làng gốm Phù Lãng chủ yếu nung gốm bằng củi, một số sản phẩm đặc biệt thì được nung bằng ga. Thông thường sau khi nung thì lò rất nóng, phải để nguội trong vòng một vài ngày mới có thể dỡ cửa lò và lấy sản phẩm. |
TRUNG KIÊN (thực hiện)
Làng Tất Viên, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km, hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà giữ được nét cổ kính của làng quê Bắc Bộ, đây là làng nghề nổi tiếng với nghề đan đó truyền thống hơn 200 năm tuổi.
Làng nghề Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tạo dựng được thương hiệu là “thiên đường”, “thủ phủ” về tạc tượng và đồ thờ cúng ở Việt Nam với lịch sử khoảng 800 năm. Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền vững thì chính quyền và nhân dân còn nhiều việc phải làm.
Vào thế kỷ 14, trong dòng người Nam tiến vào lập nghiệp ở vùng Chợ Thủ (nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có rất nhiều người khéo tay. Chính những thợ thủ công này đã truyền nghề cho các thế hệ sau, tạo nên làng nghề chạm trổ gắn liền với địa danh Chợ Thủ.
Những ngày đầu xuân, người thợ thêu ở xã Thắng Lợi (Thường Tín, Hà Nội) lại miệt mài bên khung thêu để làm ra những sản phẩm có chất lượng.
Hiện nay, nghề truyền thống ở Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn về vốn, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, đầu tư công nghệ... Thực trạng đó cần giải pháp cụ thể, hiệu quả, tạo hướng đi bền vững, đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt.