Làng Tất Viên, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên cách Thủ đô Hà Nội khoảng 60km, hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà giữ được nét cổ kính của làng quê Bắc Bộ, đây là làng nghề nổi tiếng với nghề đan đó truyền thống hơn 200 năm tuổi.
Ở làng nghề, không ai không biết hộ gia đình cụ Lương Sơn Bạc, nghệ nhân đan đó nay đã hơn 85 tuổi. Hiện cụ và các nghệ nhân trong làng vẫn ngày ngày duy trì nghề mây tre đan của cha ông để lại.
 |
Đó là dụng cụ đánh bắt cá, tôm gắn liền với đời sống của người nông dân Việt Nam từ xa xưa. Ngoài đan đó, người dân làng Thủ Sỹ còn làm các dụng cụ mây tre đan như là đơm, lờ, dậm,..
|
 |
Cụ Lương Sơn Bạc đã ngoài tuổi bát tuần và có hơn 70 năm kinh nghiệm đan đó. Cho đến hiện tại, đây vẫn là nguồn thu nhập chính của cụ. |
 |
Các nghệ nhân ở làng cần mẫn giữ nghề truyền thống. |
 |
Đây không chỉ là công việc hằng ngày của những nghệ nhân mà đôi khi còn là cái “cớ” để những người tuổi xế chiều hàn huyên, tâm sự.
|
 |
Đan đó có nhiều công đoạn, từ khâu nhập nguyên vật liệu ở Thanh Hóa, Yên Bái, sau đó chẻ nan, hun rơm (đối với các sản phẩm lên màu), rồi mới đan và phơi khô, rồi xuất ra thị trường.
|
 |
Giờ đây, tuy không còn được người nông dân sử dụng nhiều để đánh bắt tôm cá nhưng số lượng đơn hàng vẫn tăng vì nhu cầu trang trí đơm, đó tại các nhà hàng, cửa hiệu, hay dùng làm đạo cụ quay phim tương đối lớn. Các sản phẩm của làng Thủ Sỹ không chỉ đi từ Bắc tới Nam, mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài như: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,... do họ cũng yêu thích nét đẹp mang đậm chất Việt.
|
 |
Khi được hỏi liệu nghề đan đó của làng có bị mai một hay không, cụ Bạc vẫn rất tự tin sẽ không mất đi. Tuy không còn là nguồn thu nhập chính, nhưng người dân trong làng mỗi khi rảnh vẫn thường xuyên đan đó, lớp trẻ như thanh niên và học sinh vẫn được học và thực hành nghề của làng để gìn giữ và lưu truyền.
|
 |
Tuy đã có tuổi nhưng những ngón tay của các nghệ nhân vẫn đan thoăn thoắt và không thiếu phần tỉ mỉ, trung bình một sản phẩm các nghệ nhân làm mất 20-30 phút, mang về thu nhập khoảng 100.000 một ngày.
|
 |
Vẻ đẹp như tranh vẽ và mang đậm chất làng quê Việt Nam.
|
 |
Những chùm đó sau khi phơi khô sẽ có màu cánh gián vừa đẹp, lại tăng sức bền.
|
 |
Cụ Bạc trên chiếc xe đạp thồ đó, đã theo cụ đi bán buôn qua các huyện, thành suốt những năm tháng ở cái thời kỳ chưa có nhiều phương tiện để đi lại, vận chuyển. |
TRUNG KIÊN (thực hiện)
Hiện nay, nghề truyền thống ở Thanh Hóa đang gặp nhiều khó khăn về vốn, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, đầu tư công nghệ... Thực trạng đó cần giải pháp cụ thể, hiệu quả, tạo hướng đi bền vững, đòi hỏi các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt.
Làng nghề Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã tạo dựng được thương hiệu là “thiên đường”, “thủ phủ” về tạc tượng và đồ thờ cúng ở Việt Nam với lịch sử khoảng 800 năm. Tuy nhiên, để làng nghề phát triển bền vững thì chính quyền và nhân dân còn nhiều việc phải làm.
Vào thế kỷ 14, trong dòng người Nam tiến vào lập nghiệp ở vùng Chợ Thủ (nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có rất nhiều người khéo tay. Chính những thợ thủ công này đã truyền nghề cho các thế hệ sau, tạo nên làng nghề chạm trổ gắn liền với địa danh Chợ Thủ.
Những ngày đầu xuân, người thợ thêu ở xã Thắng Lợi (Thường Tín, Hà Nội) lại miệt mài bên khung thêu để làm ra những sản phẩm có chất lượng.
Cách trung tâm Hà Nội 27km về phía Tây, làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã có hơn 400 năm lịch sử về sản xuất mây tre đan. Làng Phú Vinh đến nay không chỉ gìn giữ tốt truyền thống làng nghề mà còn phát triển rộng rãi danh tiếng ở trong và ngoài nước. Các sản phẩm của làng nghề liên tục được nâng cao tính sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng, đem lại chất lượng ngày càng cao.