Một trong những công trình văn hóa tiêu biểu tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên là Văn Miếu Vĩnh Phúc. Văn Miếu Vĩnh Phúc là quần thể kiến trúc tập hợp nhiều công trình được bố trí theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm 3 phần: Bên ngoài (tứ trụ, cầu đá, Văn Miếu môn), khu thứ hai (giếng Thiên Quang, 2 dãy nhà bia tiến sĩ, nhà Đại Thành môn, cổng Thành Đức và Đạt Tài) và khu nội tự (sân hành lễ, gác chuông, gác trống, tả vu, hữu vu, tiền đường, hậu cung).
Trong 845 năm tồn tại của nền giáo dục và khoa cử Nho học, người Vĩnh Phúc tạo lập truyền thống khoa bảng với 388 người đỗ khoa trường, trong đó có 86 vị đỗ hàng đại khoa và 302 vị đỗ hàng trung khoa. Hiện nay, 86 vị danh nho tiêu biểu của tỉnh được lưu danh trên bảng đồng bia đá và thờ tự trong Văn Miếu Vĩnh Phúc.
 |
Một bậc cao niên tự hào giới thiệu với con cháu về cụ tổ dòng họ được khắc ghi trên bia Tiến sĩ |
 |
Học sinh trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tham quan, tìm hiểu văn hóa dòng họ khoa bảng Vĩnh Phúc |
 |
Nghi lễ tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền, danh nhân khoa bảng |
Sau 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Văn Miếu Vĩnh Phúc trở thành điểm đến của đông đảo người dân trong tỉnh và du khách thập phương. Vào dịp đầu xuân, tại Văn Miếu Vĩnh Phúc diễn ra nhiều hoạt động như: Lễ dâng hương, tôn vinh các bậc tiên thánh, tiên hiền, danh nhân khoa bảng; trưng bày tư liệu, hiện vật gắn với các kỳ thi cử thời xưa; viết chữ thư pháp và tặng chữ đầu xuân...
Chùm ảnh của LINH LAN
Hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc (2-3-1963 / 2-3-2023), UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng sự kiện này.
Chiều 29-12, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá điểm đến du lịch Vĩnh Phúc với chủ đề “Vĩnh Phúc - Điểm đến ấn tượng, an toàn”.