Được biết, nghề làm phỗng đất cổ truyền có tiếng của vùng đất Kinh Bắc xưa. Trong ký ức của nhiều người dân, mâm cỗ Trung thu ngoài bánh kẹo, hoa quả nhất định phải có một bộ phỗng đất, ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao. Bộ phỗng đất Trung thu gồm 5 nhân vật: Ngồi chính giữa là phỗng ông Phật, bên trái là phỗng ông già, phỗng đất em bé cởi trần ôm hoa bên phải. Trong bộ phỗng có 2 con vật là chim bồ câu và con rùa. Phỗng đất không chỉ là đồ chơi của con trẻ ngày xưa mà còn mang giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện hồn cốt quê hương, ước mong những điều tốt đẹp. Mâm cỗ Trung thu sẽ được bày ở sân nhà để chờ trẻ em đi rước đèn về sẽ tập trung phá cỗ trông trăng và chiêm ngưỡng những bộ phỗng đất.
Theo nghệ nhân Phùng Đình Giáp, quy trình làm phỗng đất rất công phu, tỉ mỉ. Nguyên liệu là những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên. Đất dùng để làm phỗng phải là đất thó từ đồng ruộng, có độ mịn, sạch. Giấy dó được ngâm trong nước đến khi mủn hoàn toàn thì trộn với bột đất thó để nặn phỗng. Bộ phỗng đất sau đó được tô màu dùng để trưng bày trong mâm cỗ Trung thu.
Một số hình ảnh về nghề làm phỗng đất truyền thống:
|
|
Phỗng đất được giới thiệu và bày bán trong hội chợ truyền thống.
|
NHUNG HẢI (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Bắc Ninh - quê hương Kinh Bắc xưa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng, miền đất hội tụ kho tàng văn hóa dân gian với nhiều công trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
Bắc Ninh nổi tiếng không chỉ với những giai điệu quan họ lôi cuốn mà còn bởi sự đa dạng và hấp dẫn của ẩm thực dân dã. Trong số đó, bánh phu thê Đình Bảng được biết đến là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ tết, cưới hỏi của người dân Kinh Bắc.