Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. 
leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham dự chương trình. 

Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Vạn thắng vương Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu Thái Bình. Sự ra đời của Nhà nước Đại Cồ Việt có giá trị to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Hoa Lư (trước đây là Lễ hội Trường Yên) luôn được các triều đại coi như một lễ trọng, một quốc lễ. Lễ Kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2023 được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, bảo đảm các tiêu chí: Trang trọng, an toàn, tiết kiệm và có tính giáo dục cao.

leftcenterrightdel
Video mở màn sự kiện.  

Sân khấu chương trình được lấy ý tưởng từ hình ảnh du lịch di sản ở Ninh Bình, với điểm nhấn là các hiện vật, di chỉ khảo cổ mới phát hiện qua các cuộc khai quật gần đây nhất tại khu vực kinh đô Hoa Lư xưa. Cùng với đó là hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, sử dụng công nghệ mới laser, mapping... giúp tăng thêm yếu tố nghệ thuật, hiệu ứng hấp dẫn cho các tiết mục.

Lễ hội Hoa Lư 2023 diễn ra từ ngày 28 đến 30-4 (tức từ ngày 9 đến 11-3 âm lịch). Phần lễ gồm nhiều hoạt động như: Lễ mở cửa đền, lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ tiến phẩm và các hoạt động tế lễ cổ truyền, tế cửu khúc, lễ tạ. Phần hội gồm các chương trình: Tổ tôm điếm; giao lưu bóng chuyền các đơn vị trong huyện Hoa Lư; thi kéo chữ Thái Bình, thi diễn tích "Cờ lau tập trận", thi chèo thuyền khéo; giải vật dân tộc toàn quốc; bắn pháo hoa tầm thấp...

leftcenterrightdel
 Tiết mục "Cờ lau tập trận". 

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: “Di sản mà Nhà nước Đại Cồ Việt, Vua Đinh Tiên Hoàng cùng các bậc tiền nhân để lại và những thành tựu mà tỉnh Ninh Bình đạt được trong thời gian qua là vô cùng quý giá; là nền tảng vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ninh Bình tiến tới thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh khá của khu vực Đồng bằng sông Hồng vào năm 2030”.

leftcenterrightdel
 Một tiết mục nghệ thuật tại chương trình. 

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian tới: Thứ nhất, tăng cường đoàn kết, thống nhất, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của tỉnh trong sạch, vững mạnh toàn diện; kiện toàn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị các cấp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

leftcenterrightdel
 Nghệ sĩ hóa thân thành Đinh Tiên Hoàng đế. 

Thứ hai, Ninh Bình cần xác định, phát huy tối đa tiềm năng nổi trội, giá trị độc đáo, lợi thế của địa phương; giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chú trọng phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thứ ba, thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ tư, khẩn trương tham mưu cho các cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách, đồng thời cần chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống tốt đẹp của vùng đất Cố đô Hoa Lư, theo chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị.

leftcenterrightdel
 Video tiết mục nghệ thuật tại chương trình. 

HỮU TRƯỞNG (thực hiện)