Sáng 27-11, tại Hà Nội, với sự hỗ trợ từ Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam và Chính phủ Australia, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức giải “Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”.
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm CSAGA khẳng định: "Một xã hội hạnh phúc là một xã hội mà tất cả mọi người, trong đó có phụ nữ và trẻ em được an toàn và khoẻ mạnh… Chúng ta có mặt ở đây hôm nay, cùng chạy với nhau, mạnh mẽ và vui vẻ để truyền đi thông điệp rằng, cuộc sống còn biết bao nhiêu niềm vui được làm nên bởi tình yêu, sự trân trọng lẫn nhau, sự yêu thương lẫn nhau, chăm sóc bản thân và chăm sóc những người bên cạnh mình".
 |
Đông đảo người dân tham gia giải "Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái". |
Giải chạy đã thu hút hơn 450 người tham gia là đại diện các tổ chức xã hội, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam và hàng trăm sinh viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội tham dự cổ vũ.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam kêu gọi mọi người lan tỏa thông điệp của giải chạy ngày hôm nay và mỗi người hãy là tác nhân thay đổi, hướng tới việc chấm dứt bạo lực gia đình và bạo lực giới, xây dựng một đất nước nơi tất cả phụ nữ và trẻ em gái đều được tôn trọng và bảo vệ.
Giải chạy là một trong những nỗ lực của CSAGA, UNFPA và Chính phủ Australia cùng tất cả các bên liên quan trong việc chung tay chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 15-11 đến ngày 15-12.
Trước thềm giải chạy, người tham gia đã cùng chia sẻ hàng trăm thông điệp kêu gọi xóa bỏ bạo lực giới và thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ba thông điệp ý nghĩa nhất được lựa chọn chính là: “Đừng ngồi yên chờ bình đẳng giới. Hãy hành động để nó được hiện thực hoá mỗi ngày”; “Tôi là một nạn nhân của bạo lực gia đình “tinh thần”. Tôi ở đây để lên tiếng và chạy vì chính mình. Vì một Việt Nam không có bạo lực gia đình”; “Nam + Nữ = cả bầu trời. Nam giới nói không với bạo lực với phụ nữ và trẻ em để cả bầu trời được trọn vẹn”.
Tin, ảnh: HOÀNG UYÊN
Chiều 14-11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Theo các đại biểu, nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) dường như chưa chú trọng đến đối tượng trẻ em - đối tượng dễ bị bạo lực gia đình; trong khi trên thực tế, hằng năm, số lượng trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình rất lớn.
Bạn đọc Giàng A Pềnh ở thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiết lộ thông tin nạn nhân bạo lực gia đình được quy định như thế nào?