Tham gia hội thi là hơn 50 sản phẩm hoa đào và quất cảnh đến từ các nhà vườn phường Nhật Tân và Phú Thượng. Tham gia hội thi, các sản phẩm được đánh giá dựa trên 13 tiêu chí hội tụ gồm: Dáng thế, tuổi thọ, nguồn gốc, ý nghĩa chủ thể và thẩm mỹ…

Sau khi kết thúc hội thi, các tác phẩm hoa đào, quất cảnh tiêu biểu sẽ được trưng bày tại khu vực trung tâm lễ hội trên phố đi bộ Trịnh Công Sơn từ ngày 26-1. Bên cạnh đó, trong 1 tuần diễn ra lễ hội có các hoạt động trải nghiệm không gian Tết Việt, trà đạo, chợ quê, dựng cây nêu, ông đồ viết thư pháp, nặn tò he…

leftcenterrightdel

Quang cảnh lễ khai mạc Hội thi hoa đào, quất cảnh truyền thống và sản phẩm OCOP các vùng miền TP Hà Nội.

leftcenterrightdel
Một nghệ nhân trồng đào giới thiệu về sản phẩm dự thi. 

Cùng với đó, hội thi còn diễn ra các hoạt động quảng bá, kết nối, giới thiệu, mua sắm sản phẩm OCOP, đặc sản của các vùng miền trên cả nước. Sự kiện sẽ được diễn ra với quy mô 100 gian hàng và 3.000m2 khu trưng bày, giới thiệu, quảng bá hoa đào, quất cảnh, hoa, cây cảnh và sản phẩm OCOP từ các quận, huyện, thị xã của Hà Nội cũng như các vùng miền trên cả nước.

Ban tổ chức sẽ ưu tiên sản phẩm tham gia là sản phẩm OCOP đã được UBND các tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên; các sản phẩm chủ lực, đặc sản vùng miền; sản phẩm tiềm năng OCOP…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Khu vực trưng bày các sản phẩm dự thi. 

Trong khuôn khổ của hội thi, Sở NN&PTNT Hà Nội còn phối hợp với Tiktok Việt Nam và các đơn vị tổ chức ngày hội livestream Tết Việt, tuyến phố check-in Tết Việt, trải nghiệm Tết Online và nhiều sự kiện truyền thông hấp dẫn bên lề khác... Ban tổ chức cũng dự kiến sẽ tổ chức cuộc thi nấu cỗ ngày xuân giữa các đội thi đến từ 8 phường trên địa bàn quận Tây Hồ.

Tin, ảnh: TUẤN SƠN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.