Tham dự lễ gắn biển có đại diện UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội… cùng đại diện dòng họ, thân nhân, bạn bè gia đình liệt sĩ Thâm Tâm. Báo Quân đội nhân dân tặng lẵng hoa chúc mừng.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu, khách mời và nhân dân tham dự lễ gắn biển.

Nhà thơ, liệt sĩ Thâm Tâm (1917-1950), tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, quê ở Hải Dương. Từ đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, ông tham gia viết báo, viết văn nhưng thành công hơn cả là thơ, tiêu biểu là thi phẩm “Tống biệt hành”.

leftcenterrightdel
Đại diện các cơ quan đến chia vui; đại diện Báo Quân đội nhân dân tặng lẵng hoa chúc mừng. 

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà thơ Thâm Tâm tham gia Văn hóa Cứu quốc. Sau đó, ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn Báo Vệ quốc quân (tiền thân của Báo Quân đội nhân dân). Nhà thơ Thâm Tâm hy sinh ngày 18-8-1950 tại Cao Bằng; được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Phát biểu tại lễ gắn biển, đồng chí Trịnh Thị Dung, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cầu Giấy nói riêng, Hà Nội nói chung vui mừng, tự hào khi trên địa bàn có thêm một số tuyến phố mới, trong đó có phố mang tên nhà thơ, liệt sĩ Thâm Tâm. 

leftcenterrightdel
Đồng chí Trịnh Thị Dung, Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy phát biểu tại lễ gắn biển.  

Vui mừng khi tên của cha mình được Hà Nội đặt tên phố, ông Nguyễn Tuấn Khoa, con trai duy nhất của nhà thơ, liệt sĩ Thâm Tâm xúc động, bày tỏ lời cảm ơn tới các cấp ủy Đảng, chính quyền; cùng các cơ quan đơn vị đã ủng hộ, giúp đỡ gia đình, đặc biệt trong đó có Báo Quân đội nhân dân. Ông Nguyễn Tuấn Khoa dẫn lại lời của Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ, Bí thư Đảng ủy, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân rằng: Việc Hà Nội đặt tên phố mang tên nhà thơ Thâm Tâm không chỉ là niềm vui của dòng họ, gia đình liệt sĩ, mà còn là sự tự hào, vinh dự lớn đối với các thế hệ Báo Quân đội nhân dân.

leftcenterrightdel
Nghi thức gắn biển phố Thâm Tâm.  

Nhân dịp này, UBND quận Cầu Giấy tổ chức Lễ gắn biển tên phố Nguyễn Xuân Nham thuộc địa bàn phường Yên Hòa. Danh nhân Nguyễn Xuân Nham đỗ Tiến sĩ năm Kỷ Mùi 1499, làm quan đến chức Thừa Chính Sử. Sinh thời, ông được đánh giá là vị quan thanh liêm, có công với dân, với nước.  

Tin, ảnh: HỮU TRƯỞNG

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.