Ngày 30-1 (mồng 2 Tết Ất Tỵ), Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình trưng bày và trình diễn nghệ thuật dân gian đặc trưng đồng bào S’Tiêng (tỉnh Bình Phước).
Chương trình thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Chương trình diễn ra đến hết mồng 5 Tết Ất Tỵ, với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa của người S’Tiêng. Du khách được chiêm ngưỡng những màn trình diễn nghệ thuật dân gian độc đáo, đậm đà bản sắc của đồng bào S’tiêng đến từ tỉnh Bình Phước, với những hiện vật quý giá như: Cồng chiêng, trang phục truyền thống, dụng cụ lao động... Đồng thời, các nghệ nhân S'tiêng trình diễn những điệu múa, những làn điệu dân ca đặc sắc, biểu diễn đàn đá, múa cồng chiêng, đặc biệt là tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào người S’tiêng…
Địa đạo Củ Chi là biểu tượng lịch sử hào hùng của dân tộc và việc kết hợp giữa giá trị lịch sử với văn hóa truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán không chỉ là điểm đến lịch sử mà còn trở thành không gian văn hóa đa sắc màu, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Dưới đây là một số hình ảnh biểu diễn văn hóa đồng bào S'tiêng tại Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi:
 |
Niềm vui các nghệ nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật văn hóa S'tiêng Bình Phước tại chương trình. |
 |
Tiết mục múa đặc sắc của đồng bào S'tiêng. |
 |
Tiết mục nghệ thuật biểu diễn tại chương trình. |
 |
Múa, biểu diễn cồng chiêng. |
 |
Biểu diễn đàn đá. |
 |
Đại biểu và du khách dự xem biểu diễn chương trình. |
Tin, ảnh: NGUYÊN PHÚ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Hòa cùng không khí phấn khởi của người dân cả nước hân hoan đón chào năm mới, đông đảo người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để trải nghiệm các dịch vụ đa dạng tại đường hoa và đường sách, háo hức chờ đợi thời khắc Giao thừa.
Ngày mồng 1 Tết Ất Tỵ 2025 (tức ngày 29-1), thay vì ở trong nhà, đông đảo người dân TP Hồ Chí Minh và nhiều du khách đã nô nức xuống phố du Xuân, chơi Tết.