Lễ hội diễn ra từ ngày 17 đến 28-11 với chủ đề “Dòng chảy” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, cộng đồng và sáng tạo. Chủ đề nhằm hướng tới dòng chảy huyết mạch kết nối giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô, biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững.

leftcenterrightdel
Ca sĩ Đăng Dương trình bày ca khúc “Người Hà Nội”. 

Hơn 60 hoạt động văn hóa với 4 công trình giới thiệu kiến trúc; 20 trưng bày và triển lãm; 19 hội thảo và tọa đàm, trong đó có 5 hội thảo quốc tế; 12 hoạt động nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng, hội chợ sáng tạo được tổ chức tại các địa điểm chính của lễ hội là nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Vạn Xuân, ga Long Biên, ga Gia Lâm. Bên cạnh đó, hơn 40 hoạt động, sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Lễ hội có sự tham gia của hơn 200 các đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ thuộc các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ tích cực tham gia ý tưởng và đồng hành cùng chương trình.

leftcenterrightdel
Trình diễn thời trang trong bế mạc lễ hội. 

12 ngày diễn ra lễ hội có tới 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại nhà máy xe lửa Gia Lâm; 30.000 lượt khách tham quan tháp nước Hàng Đậu. Cùng với đó, lễ hội thu hút sự hưởng ứng, chủ động sáng tác của 1.000 nhà sáng tạo nội dung; hơn 4 triệu thảo luận trên mạng xã hội.

leftcenterrightdel
Trao tặng các tập thể, cá nhân đóng góp vào thành công của lễ hội. 
leftcenterrightdel

Lễ hội có sự tham gia của rất nhiều tình nguyện viên lan tỏa tinh thần thiết kế sáng tạo. 

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 đã thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng, lan tỏa tinh thần sáng tạo đến các tổ chức và tầng lớp nhân dân.

Tin, ảnh: THƯ NGỌC

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.