Bà Pamela Phua, Tổng giám đốc của AkzoNobel Việt Nam cho rằng, di sản chính là văn hóa. Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng chúng ta cũng nhận ra rằng chúng ta không thể tiến lên phía trước mà không trân trọng quá khứ. Chúng ta không thể phát triển bền vững mà không có di sản.

Ông  Luigi Croce trình bày tại hội thảo.

Khẳng định bảo tồn di sản không chỉ là lịch sử sống mãi mà còn góp phần xây dựng kinh tế địa phương, tạo nên bản sắc dân tộc, hội thảo tập trung nhấn mạnh vai trò của công cuộc bảo tồn di sản đô thị; những yêu cầu đối với việc bảo tồn di sản trong xã hội hiện đại; đề ra các giải pháp để bảo tồn các di sản của quá khứ thông qua việc điều chỉnh các công trình kiến trúc cho phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại; tiếp thu các kinh nghiệm của thế giới đã được thực hiện để việc bảo tồn di sản có hiệu quả…

Ông Luigi Croce, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Venice (Ý) đưa ra nhiều kinh nghiệm về bảo tồn trong đó khẳng định việc bảo tồn di sản cần được thực hiện theo nguyên tắc có sự nghiên cứu tỉ mỉ lịch sử, văn hóa công trình, bối cảnh xung quanh cùng thái độ tôn trọng các công trình cũ, tôn trọng các giá trị mang trong nó và cẩn trọng trong quyết định “phục hồi hay phá sập”…

Tin, ảnh: HUY AN