Sự bùng nổ năng lượng mặt trời và gió đã đẩy tỷ trọng sản xuất điện tái tạo toàn cầu lên mức kỷ lục 30% vào năm 2023, cho thấy mục tiêu tăng gấp ba công suất tái tạo vào năm 2030 đang dần khả thi.
Ember - một tổ chức nghiên cứu khí hậu của Anh mới đây cho biết, điện sạch đóng vai trò đáng kể trong việc giảm gần hai phần ba tốc độ gia tăng nhiên liệu hóa thạch trong 10 năm qua. Báo cáo của tổ chức này chỉ ra rằng, năng lượng tái tạo đã tăng trưởng mạnh mẽ từ 19% tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2000 lên hơn 30% vào năm 2023.
Theo thống kê, năng lượng mặt trời là nguồn cung cấp chính cho sự gia tăng điện năng, đóng góp gấp đôi lượng điện mới được tạo ra so với than đá vào năm 2023.
 |
Năng lượng mặt trời là nguồn tăng trưởng chính của điện lực, theo Ember. Ảnh: Amit Dave/Reuters.
|
Năng lượng mặt trời là nguồn điện phát triển nhanh nhất trong 19 năm liên tiếp, đồng thời vượt qua điện gió để trở thành nguồn điện mới lớn nhất.
Báo cáo của Ember cho thấy, sự gia tăng mạnh mẽ của điện sạch dự kiến sẽ đẩy sản lượng điện hóa thạch toàn cầu giảm 2% trong năm tới.
Ông Dave Jones - Giám đốc phân tích toàn cầu của Ember, nhận định: "Sự tăng vọt về năng lượng mặt trời trong năm 2023 mở ra khả năng đạt được mức năng lượng tái tạo gấp ba lần công suất đã được hứa hẹn tại COP28”.
Trước đó, các nhà lãnh đạo thế giới đã đặt mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 60% trong tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2030, theo thỏa thuận đạt được tại Hội nghị biến đổi khí hậu COP28 của Liên hợp quốc diễn ra vào tháng 12-2023.
MINH HỒNG (Theo The Guardian)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Trưa 14-3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Đại sứ về biến đổi khí hậu Canada Catherine Stewart, Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Perry Steil.
Châu Âu có thể dần loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và xây dựng ngành năng lượng bền vững vào năm 2040 nếu đầu tư khoảng 2.000 tỷ euro (2.100 tỷ USD) vào các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có Mặt Trời và gió.
Chiều 26-5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thông tin về tình hình cung ứng điện thời gian qua và giải pháp trong thời gian tới. Đại diện Bộ Công Thương đã lý giải vì sao Việt Nam cần nhập khẩu điện khi có hơn 4.600 MW điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành nhưng chưa được phát lên lưới điện; tiến độ xử lý và giải pháp huy động các nguồn năng lượng tái tạo chuyển tiếp để tránh gây lãng phí.