Hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản) ngày 25-2 dẫn các nguồn tin an ninh của Thái Lan cho biết, khoảng 7.000 công dân nước ngoài đã được giải cứu khỏi các băng nhóm lừa đảo ở Myanmar, nơi họ bị ép buộc làm việc bất hợp pháp.
Theo nguồn tin, số người trên được 2 nhóm vũ trang sắc tộc ở Myanmar giải cứu tại khu vực do các nhóm này kiểm soát ở gần biên giới với Thái Lan.
Những người được giải cứu hiện đang tạm trú tại một số khu trại được canh phòng an ninh. 2 nhóm vũ trang kêu gọi Chính phủ Thái Lan và các quốc gia liên quan nhanh chóng phối hợp để đưa công dân của mình về nước.
 |
Trạm kiểm soát biên giới ở Mae Sot, tỉnh Tak, Thái Lan. Ảnh: vtv.vn |
Thông tin ban đầu cho thấy, những người này bị ép buộc làm việc cho các nhóm lừa đảo qua điện thoại, hoạt động chủ yếu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trong số này, có hơn 260 người đã được bàn giao cho chính quyền một địa phương ở Tây Bắc Thái Lan hôm 12-2 vừa qua.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Thái Lan đang hợp tác với Lào và Campuchia triệt phá các mạng lưới lừa đảo qua điện thoại, một loại hình tội phạm nổi lên trong thời gian gần đây.
Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Phumtham Wechayachai, đây là loại hình tội phạm xuyên quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nhiều nước, nên cần tiến hành triệt phá có hệ thống, chứ không chỉ đơn thuần bắt giữ các tội phạm.
TTXVN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 55, sáng 22-1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Julie Bishop, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Myanmar.
Cơ quan Thông tin thuộc Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar ngày 16-9 ghi nhận số nạn nhân thiệt mạng vì lũ lụt ở nước này đã tăng lên 226 người, ngoài ra vẫn còn 77 người khác đang mất tích.