Theo Tân Hoa xã, ngày 4-7, Đan Mạch chính thức tiếp nhận vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU), được đánh dấu bằng buổi lễ tại thành phố Aarhus của nước này.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cam kết thúc đẩy một “châu Âu mạnh mẽ và quyết đoán hơn”, đồng thời ưu tiên duy trì hỗ trợ dành cho Ukraine trong 6 tháng đảm nhiệm cương vị chủ tịch.
 |
Thủ tướng Đan Mạch, bà Mette Frederiksen. Ảnh: Tân Hoa xã
|
Nhiệm kỳ của Đan Mạch diễn ra trong bối cảnh EU đối mặt với hàng loạt thách thức như chiến sự kéo dài tại Ukraine, áp lực từ tiến trình mở rộng, cạnh tranh chiến lược với các nền kinh tế lớn, biến đổi khí hậu và làn sóng hoài nghi châu Âu gia tăng trong nội bộ khối.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đều bày tỏ kỳ vọng Đan Mạch sẽ góp phần củng cố đoàn kết nội khối, tăng cường năng lực cạnh tranh, giúp EU vững vàng hơn trong giai đoạn chuyển biến và điều phối hiệu quả trước các biến động khu vực và toàn cầu.
THÙY DƯƠNG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Trong Diễn đàn Chiến lược Bled diễn ra tại Slovenia ngày 2-9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đưa ra tuyên bố quan trọng về việc đẩy nhanh tiến trình mở rộng Liên minh châu Âu (EU). Bà Von der Leyen nêu rõ mở rộng EU không chỉ là mục tiêu mà còn là một khoản đầu tư chiến lược vào sức mạnh và an ninh chung của châu Âu.
Bà Maria Kovacs, bệnh nhân người Hungary, được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn sớm vào cuối năm 2023, nhưng khi đó, loại thuốc điều trị được bác sĩ khuyến nghị vẫn chưa có mặt tại Hungary, dù trước đó đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt. Trong khi các bệnh nhân tại Đức, Hà Lan bắt đầu được điều trị bằng loại thuốc này sau vài tuần, thì bà Maria nhớ mình đã phải chờ 8 tháng vì thủ tục nhập khẩu đặc biệt. Bà cho biết khi đó đã phải vay tiền bay sang Vienna (Áo) để có thuốc điều trị.
Bulgaria đang được Ủy ban châu Âu (EC) “bật đèn xanh” để trở thành quốc gia thứ 21 áp dụng đồng euro làm tiền tệ, 3 năm sau khi Croatia gia nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Đây được đánh giá là bước đi lịch sử đối với quốc gia Đông Nam Âu này, sau 18 năm gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Mặc dù kế hoạch rút quân khỏi châu Âu của Mỹ chưa rõ ràng nhưng những tin tức về khả năng này liên tục xuất hiện thời gian qua đang khiến “lục địa già” lo lắng sau một thời gian dài bị phụ thuộc về quốc phòng và an ninh vào Washington.