Trong bối cảnh nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt chi tiêu, mua sắm trực tuyến lại có xu hướng bùng nổ tại quốc gia này.
Theo Tân Hoa xã, các chuyên gia cho rằng, lý do khiến thương mại điện tử tăng trưởng mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ trong 2, 3 năm gần đây là do người tiêu dùng có xu hướng mua sắm các sản phẩm giá rẻ theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh lạm phát leo thang. Các sản phẩm được người dân Thổ Nhĩ Kỳ mua nhiều theo hình thức trực tuyến là đồ nội thất, đồ điện tử, thực phẩm, mỹ phẩm, quần áo...
 |
Một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đang mua sắm theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Tân Hoa xã
|
Ông Dogukan Yavuz, một chuyên gia về thương mại điện tử tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, thói quen mua sắm của người tiêu dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thay đổi trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Người dân nhận thấy việc mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng phiền hà và tốn thời gian. Thêm vào đó, vì Thổ Nhĩ Kỳ có dân số trẻ nên việc mua sắm trực tuyến có xu hướng gia tăng.
“Ngoài ra, sự quan tâm ngày càng nhiều đối với thương mại điện tử còn do nền kinh tế trong nước khó khăn, người dân muốn mua các sản phẩm có giá cả phải chăng và cách tốt nhất chính là thông qua internet”, ông Yavuz nhấn mạnh.
Theo Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ, TP Istanbul, trung tâm tài chính của nước này, là nơi có các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử với số lượng nhiều nhất, tiếp theo đó lần lượt là thủ đô Ankara và thành phố cảng Izmir ở miền Tây.
“Ngày nào tôi cũng dành ít nhất 30 phút để lướt các nền tảng mua sắm trực tuyến. Nếu tìm được sản phẩm mình cần với mức giá hợp túi tiền thì tôi sẽ đặt hàng. Mua sắm trực tuyến rẻ hơn và dễ dàng hơn so với mua trực tiếp tại cửa hàng”, Nergis Bilgin, thư ký tại một hãng luật ở Ankara chia sẻ. Tân Hoa xã cho biết, các nhà kinh tế dự báo tỷ lệ lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn ở mức cao trong năm nay bởi thảm họa động đất hồi tháng 2 vừa qua tác động không nhỏ tới chi phí nhà ở, hàng hóa và nhiều loại hình dịch vụ tại quốc gia này.
VŨ HOÀNG
Anh Shivam Vahia, 24 tuổi, ở thành phố Mumbai (Ấn Độ) không thể nhớ lần cuối cùng rời khỏi nhà để mua sắm là khi nào.
QĐND - Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2020, có đến 80% người tiêu dùng (NTD) sử dụng phương thức nhận hàng trả tiền (COD) trong các giao dịch thương mại điện tử. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng tỷ lệ khá lớn NTD chọn phương thức COD một phần là do tâm lý e ngại, không tin tưởng vào chất lượng, sự an toàn của phương thức mua sắm trực tuyến.