Cụ thể, 59 cuộc xung đột đã được ghi nhận trên khắp thế giới, trong đó gần một nửa (28) xảy ra ở châu Phi. Sau châu Phi, các khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xung đột vũ trang là châu Á (17), Trung Đông (10), châu Âu (3) và châu Mỹ (1).

leftcenterrightdel

Xe tăng Israel ở Dải Gaza gần biên giới với Israel ngày 8-6. Ảnh: Reuters 

Tuy nhiên, theo báo cáo của PRIO, số quốc gia xảy ra xung đột đã giảm, từ 39 vào năm 2022 xuống còn 34 nước. Số người chết trong xung đột cũng đã giảm một nửa (khoảng 122.000 người), theo dữ liệu do Đại học Uppsala của Thụy Điển thu thập từ các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Cũng theo báo cáo trên, nếu số người chết vì xung đột giảm vào năm 2023 thì tổng số người chết trong 3 năm qua vẫn cao nhất trong 3 thập kỷ qua.

Siri Aas Rustad, nhà nghiên cứu tại PRIO và là tác giả chính của báo cáo trên cho biết: “Bạo lực trên thế giới chưa bao giờ cao đến vậy kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”. Bà nhấn mạnh: “Các số liệu cho thấy bức tranh xung đột ngày càng trở nên phức tạp, với số lượng lớn hơn các bên tham gia trong cùng một quốc gia”.

Theo PRIO, sự gia tăng số lượng các cuộc xung đột một phần là do nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã lan rộng khắp châu Á, châu Phi, Trung Đông và sự tham gia của ngày càng nhiều các chủ thể phi nhà nước như nhóm Hồi giáo cực đoan JNIM có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Điều này gây khó khăn cho các nhóm viện trợ và tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống của người dân.

NGỌC MINH

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.