Tại châu Phi, Tổng giám đốc IOM Amy Pope nêu rõ: “Hãy tưởng tượng một thành phố có quy mô bằng London phải di dời. Những gì đang diễn ra giống như vậy, nhưng với sự đe dọa không ngừng của súng đạn, nạn đói, bệnh tật và bạo lực tàn bạo về sắc tộc và giới tính".

leftcenterrightdel

Hơn một nửa số người di tản trong nước ở Sudan là phụ nữ và 1/4 trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi. Ảnh Reuters

Cuộc xung đột mới nhất ở Sudan bắt đầu vào tháng 4-2023, khi căng thẳng giữa quân đội và nhóm bán quân sự Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bùng nổ thành giao tranh ở thủ đô Khartoum và nhiều khu vực khác của nước này. Cuộc xung đột này đã tàn phá Sudan, khiến hơn 14.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương, đồng thời đẩy người dân nước này đến bờ vực nạn đói.

Tháng trước, cơ quan lương thực của LHQ cảnh báo rằng khu vực Darfur rộng lớn ở phía Tây Sudan và nhiều khu vực khác ở nước này có nguy cơ nghiêm trọng phải đối mặt với nạn đói và tử vong trên diện rộng, nếu các bên xung đột không tạo điều kiện cho viện trợ nhân đạo.

Bà Pope kêu gọi cộng đồng quốc tế có phản ứng thống nhất, trong khi nhấn mạnh IOM mới chỉ nhận được chưa đến 1/5 số tiền mà tổ chức này kêu gọi hỗ trợ nhằm ứng phó khủng hoảng ở Sudan.

TTXVN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.