Thực trạng đáng báo động này có thể khiến hàng triệu người đứng trước nguy cơ hứng chịu lũ lụt, nhất là khi mực nước biển dâng cao.

leftcenterrightdel

Một cây cầu bị sập sau trận lũ ở thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào tháng 8-2023. Ảnh: Reuters 

Nguyên nhân sụt lún được chỉ ra là do mực nước ngầm giảm và sức nặng của các công trình xây dựng. Trong bối cảnh dân số đô thị của Trung Quốc đã vượt mốc 900 triệu người, chỉ một bộ phận nhỏ đất bị sụt lún cũng có khả năng trở thành mối đe dọa đáng kể với cuộc sống của người dân sở tại. Cùng với đó là vấn đề kinh tế. Theo thống kê, hiện tượng sụt lún khiến nước này thiệt hại hơn 7,5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 1 tỷ USD) mỗi năm. Thậm chí trong thế kỷ tới, gần 1/4 diện tích đất ven biển của nước này có thể sụt xuống mức thấp hơn mực nước biển, đẩy hàng trăm triệu người đối diện với nguy cơ ngập lụt.

Thành phố Thiên Tân ở phía Bắc Trung Quốc, với dân số hơn 15 triệu người, là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi tình trạng đất sụt lún. Năm ngoái, khoảng 3.000 cư dân đã phải sơ tán sau khi đất sạt lở, gây ra những vết nứt lớn gần một số tòa nhà cao tầng. Thảm họa địa chất bất ngờ này được cho là đến từ việc cạn kiệt nguồn nước và ảnh hưởng của việc xây dựng các giếng khoan địa nhiệt. Nhiều vùng khai thác than cũ của Trung Quốc cũng hứng chịu hậu quả nặng nề trước việc khai thác quá mức và chính quyền địa phương thường phải bơm bê tông vào các mỏ than để gia cố nền đất.

Dẫu vậy, thực trạng này tại Trung Quốc cũng là bức tranh thu nhỏ về những gì đang xảy ra ở phần còn lại của thế giới. Reuters dẫn phân tích của chuyên gia khí hậu Robert Nicholls tại Đại học East Anglia (Anh) cho biết, khoảng 6,3 triệu mét vuông đất trên toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ sụt lún. Indonesia là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, khi phần lớn thủ đô Jakarta hiện ở dưới mực nước biển.

THÁI HÀ

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.