Chính phủ Đan Mạch sẽ siết chặt việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo và tán phát các nội dung deepfake (giả mà như thật) bằng cách thay đổi luật bản quyền. Theo luật sửa đổi này, mọi người đều có quyền giữ đặc điểm nhận dạng của chính mình, bao gồm cơ thể, đặc điểm khuôn mặt và giọng nói.
Dự kiến, Bộ Văn hóa Đan Mạch sẽ đệ trình một đề xuất sửa đổi để tham vấn vào mùa hè này và Đan Mạch tin rằng nếu được thông qua, đây sẽ là luật đầu tiên về chống deepfake tại châu Âu.
 |
Giới thiệu phần mềm điện thoại để phát hiện AI tạo sinh và deepfake, tại Đại hội Di động Thế giới ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 2-3. Ảnh: Reuters |
Bộ trưởng Văn hóa Đan Mạch Jakob Engel-Schmidt bày tỏ hy vọng dự luật sẽ gửi đi một "thông điệp rõ ràng" rằng mọi người đều có quyền đối với ngoại hình và giọng nói của mình. "Trong dự luật, chúng tôi đồng ý và đang gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng mọi người đều có quyền đối với cơ thể, giọng nói và đặc điểm khuôn mặt của riêng mình và đây là điều không được luật pháp hiện hành bảo vệ trước những gì mà AI tạo ra", ông Engel-Schmidt nói với tờ The Guardian.
Nếu dự luật sửa đổi được thông qua, hàng triệu người Đan Mạch có thể sẽ sớm được nắm giữ bản quyền đối với hình ảnh, đặc điểm khuôn mặt và giọng nói của chính họ. Các công dân Đan Mạch có quyền yêu cầu các nền tảng trực tuyến gỡ bỏ những nội dung deepfake mô phỏng mình nếu các nội dung đó được chia sẻ mà không có sự đồng ý của họ. Các nền tảng trực tuyến không tuân thủ luật mới có thể sẽ phải đối mặt với mức phạt nghiêm khắc.
Tạp chí Time cho biết, deepfake ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến những người nổi tiếng và việc xác định các video, hình ảnh hoặc âm thanh mô phỏng do AI tạo ra cũng trở nên khó khăn hơn. Gần đây, hơn 200 nhạc sĩ đã viết một lá thư lên tiếng phản đối việc sử dụng AI, chẳng hạn như nhân bản giọng nói, trong ngành công nghiệp âm nhạc.
Hiện các quốc gia khác đã ban hành một số biện pháp bảo vệ trước deepfake. Tháng 5 năm nay, Mỹ đã thông qua “Đạo luật gỡ bỏ”, trong đó hình sự hóa các hình ảnh deepfake không có sự đồng ý, đồng thời yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa các nội dung như vậy khỏi nền tảng của họ trong vòng 48 giờ kể từ khi được thông báo về vụ việc.
ANH VŨ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Hiệp hội trứng Đan Mạch cho biết Mỹ đã kêu gọi Đan Mạch và các nước châu Âu khác cung cấp trứng trong bối cảnh giá trứng tại Mỹ tiếp tục tăng.
Ngày 27-1, Đan Mạch cho biết sẽ chi 14,6 tỷ crown Đan Mạch (tương đương 2,05 tỷ USD) để tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở Bắc Cực, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự quan tâm trong việc kiểm soát Greenland, một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.