Theo Bloomberg, các cảng ở châu Âu đang chạy đua để giành được vai trò quan trọng trong chiến lược khí hậu đầy tham vọng của Liên minh châu Âu (EU). Tại cảng Rotterdam (Hà Lan)-cảng biển lớn nhất khu vực châu Âu-lãnh đạo cảng và các công ty năng lượng đang phát triển một mạng lưới quy mô lớn bao gồm năng lượng sạch từ các trang trại gió ngoài khơi, cũng như sản xuất hydro để vận chuyển nhiên liệu đến các nhà sản xuất.
EU đang hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi xanh của khối. EU đã phân bổ hơn 16 tỷ euro cho các dự án liên quan đến hydro và sẽ cấp thêm 5 tỷ euro hỗ trợ các sáng kiến xuyên biên giới quan trọng vào khoảng tháng 11 tới. Ông Ruud Kempener, thành viên văn phòng của Ủy viên năng lượng EU Kadri Simson, nhận định: “Các cảng sẽ không chỉ dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng mà còn giúp xanh hóa châu Âu và kích hoạt sự chuyển đổi xanh rõ ràng trong lĩnh vực này trên toàn cầu. Việc sản xuất hydro có thể được phát triển ở các cảng bằng năng lượng gió và sau đó được phân phối khắp châu Âu. Các cảng cũng như ngành công nghiệp xung quanh đều đang chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch”.
 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Là một phần trong chiến lược RePowerEU nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, 27 nước thành viên EU đã cam kết sản xuất 10 triệu tấn hydro xanh và nhập khẩu thêm 10 triệu tấn nữa từ năm 2030. Các cảng sẽ đóng một vai trò chiến lược trong sự phát triển của thị trường khi vừa là trung tâm nhập khẩu, vừa là nhà đầu tư vào cơ sở hạ tầng để sản xuất, lưu trữ và phân phối hydro.
Theo một nghiên cứu của hãng kiểm toán Deloitte, đến năm 2050, có tới 42% tổng nhu cầu hydro ở EU có thể tập trung ở các khu vực cảng, chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngành công nghiệp và lĩnh vực vận tải quốc tế. Hydro có tiềm năng thay thế khí đốt trong việc tạo nhiệt cho các quy trình công nghiệp và trở thành nguồn năng lượng quan trọng trong ngành hàng không, vận tải biển và vận tải đường bộ.
ANH TÚ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Tại châu Âu, Nghị viện châu Âu (EP) ngày 12-9 đã thông qua sáng kiến trị giá 300 triệu euro (320 triệu USD) thúc đẩy việc mua chung vũ khí của các quốc gia thành viên.
Thông tin về Tập đoàn Viettel lần đầu tiên tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (MSPO) lần thứ 31 tại Kielce (Ba Lan) và có bản ký kết Đối tác chiến lược với Tập đoàn quốc phòng WB Group của Ba Lan đã nhận được sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Đây là lần đầu tiên có một doanh nghiệp của Việt Nam tham dự và xúc tiến kinh doanh tại MSPO - 1 trong 3 triển lãm quốc phòng thường niên lớn nhất châu Âu, thuộc Top 10 sự kiện triển lãm quân sự lớn nhất thế giới.
Theo hãng tin AP, số đơn xin tị nạn ở Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023 sau khi đã tăng vọt vào năm ngoái. Điều này gây thêm áp lực cho khả năng tiếp nhận người tị nạn của nhiều quốc gia thành viên trong khối.