Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2007 của cả nước đạt 43,638 tỷ USD, tăng 20%, còn nhập khẩu đạt 54,11 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là những con số ấn tượng khẳng định kim ngạch xuất, nhập khẩu của chúng ta
 |
May mặc đang là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhưng nhiều phụ kiện ngành này vẫn phải nhập khẩu. Ảnh Văn Khánh – TTXVN |
tăng rất nhanh. Thế nhưng theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, cơ cấu xuất khẩu của ta vẫn còn thiếu bền vững. Đặc biệt, việc nhập khẩu tăng đột biến so với xuất khẩu dẫn đến nhập siêu ở mức kỷ lục đang đe doạ cán cân thanh toán…
Xuất khẩu về đích sớm
Đến hết tháng 11, ngành dệt may Việt Nam đã về đích của kế hoạch cả năm với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,05 tỷ USD, tăng 32 % so với cùng kỳ năm trước . Cùng với ngành dệt may, một số ngành xuất khẩu chủ lực thuộc "câu lạc bộ 1 tỷ USD" cũng đã về đích và đạt mức cao: thuỷ sản đạt 3,45 tỷ USD, tăng 11,9%; sản phẩm gỗ 2,15 tỷ USD, tăng 23,7%... Các mặt hàng công nghiệp khác vẫn tiếp giữ mức tăng trưởng khá là sản phẩm giày dép đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 9,5%; hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt gần 2 tỷ USD, tăng 24,6%; cao su đạt hơn 1,2 tỷ USD, tăng 5,3%...
Tổng cục Thống kê cho biết: Trong 11 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu cả nước đạt 43,638 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2006 . Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt gần 17,4 tỷ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2006. Dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 sẽ đạt khoảng 48 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân một tháng của năm nay đạt khoảng 4 tỷ USD, cao hơn mức xuất khẩu trong cả năm của cả nước từ năm 1994 trở về trước.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm nay là ngoạn mục, các doanh nghiệp trong nước đã tận dụng được cơ hội khi các nước WTO cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu Việt Nam khi nước ta gia nhập WTO. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, cơ cấu hàng xuất khẩu của chúng ta vẫn chưa hợp lý. Tỷ trọng xuất khẩu hàng thô nhiều. Điều đáng suy nghĩ là trong lúc chúng ta phải nhập khẩu điện, nhập khẩu xăng, dầu tiêu dùng mà lại xuất khẩu than đá, dầu thô. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như may mặc, giày dép… nhưng trong tổng số tiền thu được khi xuất khẩu đã có khá nhiều tiền phải nhập khẩu do mua nguyên liệu.
Nhập khẩu: Nhanh quá, hoá…lo
Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu tháng 11-2007 của cả nước ước đạt 5.750 triệu USD, tăng 2,4% so với tháng 10. Tính chung cả 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 54.110 triệu USD, tăng 33 % so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu tăng trong 11 tháng chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất như sắt thép, gỗ, thức ăn gia súc, vàng, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, vải các loại, máy tính, linh kiện điện tử... Đáng chú ý là nhập khẩu ô tô và xe máy nguyên chiếc 11 tháng tăng cao, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 126,5% và xe máy nguyên chiếc tăng 112,6%, góp phần đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Như vậy, nhập siêu 11 tháng ở mức 10.472 triệu USD, bằng 24% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao gấp đôi mức nhập siêu cùng kỳ năm 2006. Theo phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tình hình cán cân thanh toán thặng dư lớn, mức nhập siêu nêu trên không có ảnh hưởng lớn đến cân đối ngoại tệ. Lý giải của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc thì nguyên nhân chính dẫn đến nhập khẩu tăng cao và nhập siêu còn lớn, trước hết là do yêu cầu phát triển kinh tế; giá trị thị trường thế giới liên tục tăng cao, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng giá như thép, phân bón, chất dẻo, xăng dầu và các loại sợi.
Tại Hội nghị Tài chính toàn quốc và Hội nghị ngành kế hoạch và đầu tư toàn quốc vừa qua, đã có không ít đại biểu cảnh báo và lo ngại về tình trạng nhập siêu quá cao, sẽ đe doạ đến cán cân
Đến hết tháng 11, ngành dệt may Việt Nam đã về đích của kế hoạch cả năm với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,05 tỷ USD, tăng 32 % so với cùng kỳ năm trước . Cùng với ngành dệt may, một số ngành xuất khẩu chủ lực thuộc "câu lạc bộ 1 tỷ USD" cũng đã về đích và đạt mức cao: Thuỷ sản đạt 3,45 tỷ USD, tăng 11,9%; sản phẩm gỗ 2,15 tỷ USD, tăng 23,7%... Các mặt hàng công nghiệp khác vẫn tiếp giữ mức tăng trưởng khá là sản phẩm giày dép đạt hơn 3,5 tỷ USD, tăng 9,5%; hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt gần 2 tỷ USD, tăng 24,6%; cao su đạt hơn 1,2 tỷ, tăng 5,3%... |
thanh toán.
Trong cuộc họp của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 cũng có nhiều đại biểu lo ngại về nhập siêu bởi lẽ năm 2007 là năm nhập siêu lớn nhất so với 5 năm gần đây, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, do vậy cần có chính sách kiểm soát nhập siêu, khuyến khích nhập máy móc, nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm có chất lượng, có sức cạnh tranh để tăng cường xuất khẩu.
Giảm nhập hay tăng xuất?
Trước thực trạng nhập siêu đang ở mức rất cao, đã có những ý kiến cho rằng, phải giảm nhanh tốc độ nhập khẩu. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Công Thương, biện pháp cơ bản để giảm nhập siêu không phải là giảm nhập khẩu mà tăng cường xuất khẩu. Trước ta nhập để ăn, để tiêu nên để giảm nhập siêu phải giảm nhập khẩu. Bây giờ nhập siêu để phát triển sản xuất, ta có tiền để trả.
Để giảm nhập siêu trong tháng cuối năm và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu . Bên cạnh đó, cần gia tăng sản xuất hàng hóa trong nước, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, phát triển công nghiệp phụ trợ.
Đáng chú ý là một phần thiết bị được nhập khẩu sử dụng công nghệ cũ, hoặc đang trong quá trình thải loại của các nước xuất khẩu. Vì thế, việc lựa chọn hàng nhập khẩu cần thận trọng hơn để tránh thiệt hại “kép”, vừa tốn ngoại tệ, vừa biến Việt Nam trở thành "bãi rác công nghệ của thế giới" như đã từng xảy ra đối với mía đường, xi măng lò đứng... Trong một bản báo cáo mới đây, Vụ Thương mại-dịch vụ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị một số vấn đề cần lưu ý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tháng 12 năm nay và năm 2008. Trước hết, cần xây dựng hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, góp phần hạn chế nhập siêu. Tiếp tục triển khai một số công cụ quản lý nhập khẩu mới phù hợp với quy định của WTO như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối. Coi trọng công tác thông tin, dự báo phân tích thị trường, nắm bắt nhanh các chủ trương, chính sách, đối sách của các nước đối tác. Khi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một mặt hàng nào đó vào một thị trường cụ thể đứng ở mức cao, cần cảnh báo doanh nghiệp kịp thời về khả năng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối tác. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hóa và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác thương mại nước ngoài nhằm tránh thiệt hại cho hàng xuất khẩu Việt Nam từ các hàng rào bảo hộ hiện đại, từ đó gia tăng số lượng xuất khẩu.
Đỗ Phú Thọ