Bộ LĐ-TB&XH cho biết, để giải quyết đình công, các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, doanh nghiệp cần tiến hành tám giải pháp:
1. Thành lập ban chỉ đạo tỉnh giải quyết đình công không theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và doanh nghiệp. Ban chỉ đạo tỉnh có thể gồm thành viên từ các ngành: LĐ-TB&XH, KH-ĐT, Ban quản lý khu công nghiệp, Công an, Thông tin Truyền thông, Liên đoàn lao động, đại diện người sử dụng lao động.
2. Thành lập tổ công tác liên ngành ở cấp huyện.
3. Cung cấp số điện thoại (đường dây nóng) cho doanh nghiệp để liên lạc và nắm bắt thông tin khi có đình công.
4. Khi đình công xảy ra, doanh nghiệp báo ngay cho chủ tịch UBND, cơ quan lao động, công an, liên đoàn lao động quận, huyện nơi xảy ra đình công.
5. Khi nhận được thông tin, các cơ quan liên quan phải cử người có mặt tại doanh nghiệp - nơi xảy ra đình công để hỗ trợ doanh nghiệp.
6. Tìm hiểu nguyên nhân đình công và kiến nghị từ phía NLĐ, yêu cầu hai bên cử đại diện thương lượng, giải quyết.
7. Những vấn đề phức tạp mà hai bên không giải quyết được thì báo cáo ban chỉ đạo cấp tỉnh.
8. Hai bên phải xuất phát từ lợi ích chung, có thiện chí sẵn sàng ngồi với nhau để thương lượng, giải quyết vấn đề. |