Trong lịch sử thành lập và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đã có nhiều lần thay đổi lực lượng, trang bị và tổ chức để phù hợp với yêu cầu giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Quân đội ta đã từng thay đổi từ cấp đại đoàn, sư đoàn và sau này là các quân đoàn chủ lực để phù hợp với tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong kháng chiến chống Mỹ. Các quân đoàn chủ lực trong các thời kỳ đều thể hiện vai trò và có những đóng góp quan trọng.

leftcenterrightdel
Trung tướng Nguyễn Thành Út, nguyên Phó tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân khu 5. 

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cũng như bối cảnh thế giới, tình hình trong nước đã có nhiều thay đổi nên việc Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, nhiều loại vũ khí trang bị được bổ sung, cải tiến, tổ chức lực lượng là điều cần thiết để góp phần xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trong tình hình mới.

Từng kinh quan chiến tranh, là cán bộ, sĩ quan có quá trình công tác lâu dài trong quân đội, kể cả khi nghỉ hưu vẫn theo dõi sát tình hình đất nước, quân đội, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương sáp nhập các quân đoàn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.

Tôi cho rằng, chủ trương sáp nhập các quân đoàn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng là đúng đắn và phù hợp; là bước chuyển quan trọng về chất của các đơn vị chủ lực của quân đội.

Tôi cũng tin tưởng rằng, Quân đoàn 12 sẽ kế thừa và phát huy truyền thống của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 trong thời chiến, cũng như thời bình trên các địa bàn chiến lược; góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

TUẤN SƠN (lược ghi)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.