Dự buổi làm việc có Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 18-10, Bộ Tư pháp ban hành báo cáo thẩm định về đề nghị xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Ban chỉ đạo, Tổ nghiên cứu dự án luật tổ chức họp, nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các báo cáo thẩm định; tiến hành xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; chỉnh lý, hoàn chỉnh nội dung các dự thảo của hồ sơ Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
 |
Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
|
|
Theo đó, Bộ Tư pháp nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; đề nghị cần phân định rõ danh mục sản phẩm do công nghiệp quốc phòng bảo đảm và danh mục sản phẩm do công nghiệp an ninh sản xuất, tránh đầu tư trùng lặp; bổ sung thông tin, số liệu để làm rõ những đánh giá tác động của các chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách; làm rõ mối quan hệ giữa quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp với các luật chuyên ngành khác…
 |
Quang cảnh buổi làm việc. |
Sau khi nghe các ý kiến của các đại biểu tại buổi làm việc, Đại tướng Phan Văn Giang biểu dương Ban chỉ đạo, Tổ nghiên cứu đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và Bộ Công an để xây dựng dự án luật. Theo đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hồ sơ luật được xây dựng trên cơ sở 3 lĩnh vực chuyên ngành: Công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp. Do 3 chuyên ngành này mang nhiều điểm khác biệt về quy mô ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, năng lực công nghệ, sản phẩm mục tiêu... vì vậy, đặt ra yêu cầu rất cao trong xây dựng cơ chế, chính sách và kỹ thuật lập pháp, vừa phải bảo đảm sự hòa quyện, vừa phải bảo đảm tính riêng biệt đặc thù của mỗi ngành.
 |
Thượng tướng Phạm Hoài Nam phát biểu tại buổi làm việc. |
 |
Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa làm rõ một số vướng mắc trong quá trình xây dựng dự luật. |
Bởi vậy, Ban chỉ đạo, Tổ nghiên cứu phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, rà soát, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để xây dựng luật bảo đảm thống nhất nội dung, chặt chẽ và sát thực tiễn.
Quá trình thực hiện đúng lộ trình, thời gian và tính hợp lý, khả thi khi giải trình bảo vệ trước cơ quan Chính phủ và trước Quốc hội, cũng như áp dụng trong thực tiễn sau khi luật được thông qua.
Mục đích xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm tăng cường gắn kết và phát huy vai trò chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức đổi mới, sắp xếp hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh phù hợp đặc thù công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp và gắn với phương thức tác chiến của quân đội, nhiệm vụ của công an, thích ứng với kinh tế thị trường, hội nhập toàn cầu; bảo đảm tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp. |
Tin, ảnh: SƠN BÌNH