Theo Thượng tá Trần Minh Tấn, đã có hàng trăm mét khối đất, đá và cây rừng tràn xuống mặt đường ĐT 606, đoạn qua xã Lăng (huyện Tây Giang). Ngay sau khi xảy ra sạt lở, lực lượng chức năng đã đưa xe cơ giới, nhân lực đến để dọn dẹp, nhưng chưa thể triển khai vì nguy cơ sạt lở vẫn còn. Do mưa liên tục những ngày qua, taluy dương tại đây có một vết nứt rất lớn, nguy sạt trượt bất cứ lúc nào.
Đây là con đường độc đạo nối trung tâm huyện Tây Giang đi 4 xã vùng cao gồm: Tr’Hy, Axan, Gary, Ch’Ơm..
    |
 |
Cơ quan chức năng huyện Tây Giang đã chặn đường vào khu vực sạt lở đất. Ảnh: THANH NHẬT
|
Được biết, mặc dù bị cô lập, nhưng nhờ sự chủ động triển khai phương châm “4 tại chỗ” trước khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền, nên lương thực, thực phẩm có thể bảo đảm đầy đủ cho người dân khoảng một tháng. Cùng với đó, các trường học bán trú trên địa bàn đã có sẵn lượng gạo dự trữ để đảm bảo cho nhu cầu của học sinh.
Hiện lực lượng vũ trang huyện Tây Giang và cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn đang sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất, bảo đảm giao thông thông suốt.
NGUYỄN HỒNG SÁNG
QĐND - Trước hậu quả của bão số 5, những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ LLVT huyện Tây Giang (Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam) đã có nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Sáng 30-9, ông Trần Văn Ta, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, nhiều tuyến đường miền núi bị sạt lở sau bão số 4. Hiện tại chính quyền địa phương tập trung nỗ lực khắc phục, đảm bảo an toàn giao thông.