Enforcer là tổ hợp tên lửa hạng nhẹ do tập đoàn MBDA Missile Systems chế tạo riêng cho bộ binh và lực lượng đặc biệt của Đức.
Theo MBDA, Enforcer sử dụng tên lửa dẫn đường, có trọng lượng dưới 7kg, tổng trọng lượng của tên lửa và ống phóng chưa đến 9kg. Vũ khí này có thể được triển khai ở tư thế vác vai và tấn công các mục tiêu trong phạm vi từ 1 đến 2km.
 |
Enforcer là tổ hợp tên lửa hạng nhẹ do tập đoàn MBDA Missile Systems chế tạo. Ảnh: MBDA
|
Enforcer sở hữu khả năng vượt trội so với các hệ thống vũ khí bộ binh hiện có nhờ được trang bị tính năng khóa mục tiêu trước khi phóng (LOBL). Enforcer cũng có hiệu quả chống lại các mục tiêu ẩn nhờ khả năng nổ trên không và còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trong không gian kín cả ngày lẫn đêm. Enforcer mang đầu đạn đa dụng nên có thể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau với độ chính xác cao.
Tên lửa sử dụng cho tổ hợp Enforcer được trang bị đầu dò quang điện tử kết hợp với các kênh ảnh nhiệt, hoạt động theo nguyên tắc “bắn và quên”. Thiết bị cảm biến đảm bảo đánh bại các mục tiêu cố định và di động. Theo MBDA, Enforcer có khả năng sát thương bộ binh và các loại vũ khí không có lớp bảo vệ hoặc chỉ được bọc thép nhẹ.
Năm 2019, MBDA đã phát triển biến thể trên không của tổ hợp có tên gọi là Enforcer Air. Enforcer Air được thiết kế để sử dụng trên máy bay trực thăng hạng nhẹ và máy bay không người lái. Tổ hợp này bao gồm một cột tháp đặc biệt với giá đỡ, cũng như các khối thiết bị ngắm và thiết bị điều khiển riêng biệt. Biến thể này chủ yếu được sử dụng trong nước.
Theo kế hoạch, tổ hợp tên lửa MBDA Enforcer sẽ được biên chế cho các đơn vị chiến đấu của quân đội Đức vào năm 2024.
THẾ TRUYỀN (Theo Army Technology, MBDA)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới để tiếp tục cập nhật, xem các tin, bài về vũ khí, trang bị, khí tài và hoạt động tác chiến của các nước trên thế giới.
32V01 là trạm vũ khí điều khiển từ xa do Viện Nghiên cứu Trung ương Burevestnik của Nga phát triển.
Redut-Poliment là tổ hợp vũ khí tên lửa phòng không thế hệ mới lắp đặt trên tàu chiến đấu của Hải quân Liên bang Nga. Gọi là mới nhưng thực ra tổ hợp đã được đề xuất phát triển từ năm 1997, đến năm 2014 chính thức vượt qua thử nghiệm và được đưa vào trang bị trên một số tàu chiến đấu hiện đại của Hải quân Nga.
Hệ thống tác chiến chống thủy lôi SeaFox do Công ty công nghiệp quốc phòng Đức Atlas Elektronik nghiên cứu phát triển từ những năm 1990, hiện đang phục vụ trong hải quân khoảng 11 nước trên thế giới.