Cần sa có tên khoa học là Cannabis-Satina, còn gọi là cây gai dầu hoặc bồ đà; gọi theo tiếng lóng của dân chơi là "cỏ", hoặc "bin"... Trong y học, cần sa có tác dụng chữa bệnh, nhưng nếu sử dụng sai mục đích rất có hại cho sức khỏe, bởi nó không chỉ gây nghiện mà còn gây ảo giác, sai lệch về tinh thần, dẫn đến không kiểm soát được hành vi.
Đường đi của “cỏ" độc
Thói quen hút cần sa đã và đang xâm nhập vào giới trẻ ở không ít địa phương, nhất là tại các thành phố lớn. Từ đầu năm đến nay, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma túy, Bộ Công an đã khám phá, thu giữ gần 170kg cần sa tươị.. Nhiều người cho rằng cần sa thuộc loại ma túy dạng nhẹ, muốn bỏ lúc nào cũng được, nhưng thực tế không phải vậỵ Nghiện cần sa, khi thiếu không gây vật vã như hê-rô-in, nhưng sử dụng nhiều rất khó bỏ và rất có hại đối với hệ thần kinh. Ngoài tác hại như các loại ma túy khác, người bị biến chứng nặng do sử dụng cần sa phải vào điều trị tại các cơ sở y tế ở nước ta gần đây có xu hướng gia tăng.
Hút cần sa được xem là “mốt” của giới ăn chơi ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh... và đang nhen nhóm tại một số vùng nông thôn. Nhiều người coi đây là một thú chơi, tìm đến cần sa để được hưởng cảm giác “ảo”, thoát ly thực tại.
Thượng tá Vũ Văn Hậu, Trưởng phòng Tham mưu, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm ma túy Bộ Công an cho biết: Cần sa rất dễ sử dụng, dễ ngụy trang, có thể nhồi vào điếu thuốc lá (đã rút ruột) để hút, hoặc hút bằng điếu cày như hút thuốc làọ Lợi dụng đặc điểm đó, một số con nghiện hút cần sa công khai tại các quán bar, cafe, thậm chí tại các quán "cóc" ven đường.
 |
Những quán "cóc" ban đêm như thế này thường được các con nghiện chọn làm nơi sử dụng cần sa.
|
Quả thật, nếu không biết những đặc tính, hương vị đặc trưng... thì rất khó phân biệt người hút cần sa và thuốc lá, thuốc làọ Gần đây, trên các phố Bích Câu, Cát Linh, Hàng Vảị.. (Hà Nội) xuất hiện nhiều hàng quán kinh doanh giải khát với đồ uống giá rẻ và có “điếu cày”. Qua một lần được anh bạn công tác trong lực lượng phòng, chống ma túy đưa đi “thực mục sở thị” tại các quán này, tôi mới “giật mình” trước sự sa ngã của một bộ phận thanh, thiếu niên. Những khuôn mặt hầu hết đều rất trẻ, có em còn mặc nguyên đồng phục của trường THPT thản nhiên ngồi hút cần sa, được "ngụy trang" bằng những điếu thuốc lá, thuốc làọ Họ tỏ ra sành sỏi với thú chơi này và tự cho mình là những dân chơi “thứ thiệt”. Nếu đi một mình, tôi không thể phân biệt được người sử dụng cần sa và người hút thuốc lá tại những quán giải khát nàỵ Anh bạn tôi bật mí: “Cậu cứ nhìn những người vừa hút thuốc vừa nghe nhạc bằng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc, ánh mắt mơ màng, tay chân múa may, đích thị là “dân bay”. Quan sát kỹ, tôi còn thấy một số “dân chơi” trang bị hệ thống loa xách tay rất “chuyên nghiệp”. Họ cắm máy nghe nhạc MP3 hoặc điện thoại di động vào đôi loa chỉ bé bằng bao thuốc lá, vừa hút cần sa, vừa thưởng thức âm nhạc. Càng về khuya thì những “dân chơi”, “dân bay” xuất hiện càng nhiềụ
Hệ lụy chết người
Các nhà khoa học khuyến cáo: Hút cần sa làm đột biến sự tiến triển của bệnh tâm thần ở người dễ mắc bệnh, nhất là trạng thái tâm thần phân liệt. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, chất THC chứa trong cần sa làm tăng mức độ lệ thuộc vào cần sa đối với người sử dụng và gây biến chứng cho hệ hô hấp gấp 4 lần so với thuốc lá, làm cho triệu chứng ung thư tiến triển nhanh hơn.
Cần sa gây cho người hút trạng thái ngất ngây, dễ bị kích động, nên trong nhiều cuộc đánh lộn, ẩu đả sau khi dùng cần sa, dù bị thương tích nặng, nhưng nạn nhân (hoặc thủ phạm) vẫn mơ màng, không cảm thấy đau đớn.
Cần sa tồn tại trên thị trường chủ yếu ở 3 dạng: Thảo mộc (lá, hoa, quả), được phơi khô, ép thành từng bánh; dạng nhựa chiết xuất từ tất cả các bộ phận của của cây cần sa, có nồng độ chất gây nghiện gấp 8 đến 10 lần cần sa thảo mộc; tinh dầu cần sa có nồng độ chất gây nghiện rất cao, độc tính gấp 3 đến 4 lần so với nhựạ Năm 2009, lực lượng phòng, chống ma túy Cục Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển 8,8 tấn nhựa cần sa, giấu lẫn trong các công-ten-nơ quần áo bò tạm nhập, tái xuất. Ngoài số cần sa thẩm lậu vào nước ta, thời gian qua xuất hiện tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy, chủ yếu là thuốc phiện và cần sa ở một số địa bàn vùng cao, hoặc người nghiện lén lút trồng để sử dụng. 6 tháng đầu năm 2010, lực lượng chức năng đã phát hiện, triệt phá nhiều vụ trồng cây cần sa trái phép tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Dương, Tây Ninh...
Cần sa dễ sử dụng, dễ ngụy trang, không ít người xem đây là thú tiêu khiển hằng ngàỵ Họ tìm đến cảm giác "mơ màng", ảo giác... trong khói thuốc. Các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh kiểm soát, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, không để loại "cỏ" độc này phát triển, lây lan, nhất là trong giới trẻ.
Bài và ảnh: Tuấn Nam