Chiều 16-3, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, phiên họp thứ 20 thông qua ngày 28-2-2023.
Tại họp báo, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà đã công bố Lệnh số 02/2023/L-CTN về việc công bố Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Pháp lệnh, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh cho biết, về kết cấu, pháp lệnh gồm 5 chương, 21 điều. Về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Kiểm toán Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là những chủ thể có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của Luật Kiểm toán Nhà nước.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.
 |
Quang cảnh buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
|
Về hình thức xử phạt, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính bao gồm: Phạt cảnh cáo, phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.
Tại điều 21 Pháp lệnh quy định: “Tổng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thi hành Pháp lệnh; rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền bảo đảm có hiệu lực đồng thời với thời điểm Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.”
Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1-5-2023.
Tin, ảnh: ANH VIỆT
Sáng 15-2, Ban cán sự đảng, Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước (KTNN) tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt những nội dung cơ bản của Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTNTC qua hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại 14 điểm cầu của KTNN.
Ngày 13-2, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua dự thảo Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.