Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch VCCI cho biết, kết quả khảo sát cho thấy, có tới 50% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cho biết, chưa từng nghe và biết đến khái niệm khu công nghiệp phát triển bền vững. Chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm khu công nghiệp sinh thái và chỉ có 20% là hiểu rõ khu công nghiệp phát triển bền vững cần bảo đảm cân đối giữa kinh tế với môi trường, xã hội và quản trị.
|
|
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó chủ tịch VCCI phát biểu tại diễn đàn. |
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng, hiện dư địa để phát triển các khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp bền vững ở Việt Nam là rất lớn và chúng ta có thể học hỏi các mô hình từ các nước đã triển khai thành công.
Từ góc độ doanh nghiệp, bà Trần Thị Tố Loan, Phó tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ cho biết, hiện tại, mô hình khu công nghiệp bền vững được thiết kế và quản lý theo định hướng tích hợp mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Do đó, mô hình khu công nghiệp bền vững không thể được thực hiện bởi duy nhất mong muốn của nhà đầu tư phát triển hạ tầng mà đòi hỏi sự hợp tác và cam kết từ tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, vận hành trong khu công nghiệp từ nhà máy sản xuất đến các công ty cung ứng dịch vụ khu công nghiệp.
|
|
Quang cảnh Diễn đàn "Thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam".
|
Để đạt được yêu cầu của khu công nghiệp bền vững vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ như vấn đề nguồn vốn, tài chính và làm rõ các định quy định pháp lý. Bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nỗ lực để phát triển các mô hình khu công nghiệp mới theo định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trên cơ sở thể chế hóa mô hình này tại các văn bản pháp quy. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của UBND các tỉnh trong việc hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, để hỗ trợ việc kết nối và thực hiện các sáng kiến khu công nghiệp sinh thái, cũng như chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong khu công nghiệp.
Tin, ảnh: VŨ DUNG
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu tiền khả thi về tiềm năng phát triển của khu công nghiệp sinh thái (EIP) tại Bình Dương do Tổng công ty Becamex IDC phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 27-6, các chuyên gia đã chia sẻ các thông tin nghiên cứu tập trung vào khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ Bàu Bàng. Dự án này nhằm đánh giá tính khả thi của việc phát triển EIP tại các khu công nghiệp được lựa chọn trên cả nước, đặc biệt sự phát triển của EIP ở Bình Dương được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm, bài học thiết thực.
Tại Bình Dương, VSIP Group đã ký kết hợp tác phát triển khu công nghiệp thông minh và bền vững với 9 địa phương, gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình và Nam Định.