Chiều 17-11, tại Hà Nội, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số - hướng tới sản xuất thông minh”.
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết: Hội thảo được tổ chức nhằm mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp thông qua những chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, các doanh nghiệp đã và đang ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh, từ đó giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi cung ứng thông minh, tạo môi trường tìm kiếm đối tác và cơ hội mới, đồng thời cập nhật thông tin mới về các chính sách hỗ trợ cũng như thông tin cung - cầu ngành công nghiệp ô tô, cơ khí, điện tử.
 |
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp phát biểu tại hội thảo. |
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, mức độ sẵn sàng và tiếp cận của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp hỗ trợ đối với sản xuất thông minh nhìn chung còn chưa cao. Quá trình chuyển đổi này là thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, yếu cả về nguồn lực tài chính và nhân lực.
 |
Toàn cảnh Hội thảo Thúc đẩy chuyển đổi số - hướng tới mô hình sản xuất thông minh. |
Vì vậy, trong khi áp dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có giải pháp về tài chính, nguồn nhân lực, sự trợ giúp của nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số tiên phong và đáng tin cậy, đồng thời cần có sự hỗ trợ về thể chế và triển khai từ phía cơ quan quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh đạt kết quả cao, góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tin, ảnh: LA DUY
Ngày 9-11, theo khảo sát mới nhất của Dell Technologies, sau hai năm tăng tốc chuyển đổi số, khoảng một nửa các lãnh đạo IT (công nghệ thông tin) tại Việt Nam cho rằng doanh nghiệp của họ hiểu rõ hệ quả của việc chuyển đổi số nguồn nhân lực, nhưng sau quá trình chuyển đổi quá nhanh, nhiều nhân viên đang đối mặt với thử thách thích nghi và bắt kịp với những thay đổi. 43% số người tham gia khảo sát tại Việt Nam tin rằng doanh nghiệp của họ đã đánh giá chưa đúng tầm quan trọng của con người khi lên kế hoạch các chương trình chuyển đổi số.
Trong phương hướng, nhiệm vụ công tác chuyển đổi số (CĐS) ngành kỹ thuật giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Tổng cục Kỹ thuật xác định giai đoạn 2022-2023 tập trung triển khai các nhiệm vụ CĐS của ngành kỹ thuật theo các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của Bộ Quốc phòng; tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản về CĐS; xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, cơ động, liên thông; hình thành các kho dữ liệu của ngành kỹ thuật tập trung, liên kết liền mạch, thống nhất và an toàn.
Sáng 3-11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế "Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế". Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân Dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức.