Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, năm nay, các cơ sở sản xuất vàng mã cúng ông Công, ông Táo tại phường Song Hồ (thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đều bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí đơn đặt hàng giảm tới 50%.
Phường Song Hồ không chỉ nổi tiếng với tranh dân gian Đông Hồ mà còn được biết tới như “đại công xưởng" sản xuất vàng mã cúng ông Công, ông Táo lớn nhất cả nước. Cứ đến tháng 11 âm lịch, cả làng lại tấp nập sản xuất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trên cả nước.
Đơn hàng năm nay giảm 50% so với năm trước, trung bình một ngày cơ sở của chị Phạm Thị Thao chỉ sản xuất cầm chừng khoảng 200 bộ, đủ giao cho các đơn hàng số lượng ít. Chị Thao cho biết, năm nay đơn hàng giảm đáng kể mà lại rẻ hơn rất nhiều, giá thành bán ra hiện nay dao động từ 30.000 đến 50.000 đồng/bộ.
Tương tự, cơ sở của bà Hà Thị Sợi cũng giảm 30% đơn đặt hàng vào vụ mùa này, do đó, bà đã hạ giá thành sản phẩm mức thấp nhất để hút khách. Theo bà Sợi, nếu như bộ vàng mã to đẹp năm ngoái bán với giá 55.000 đồng thì nay giảm xuống còn 40.000-45.000 đồng, nhưng vắng khách đặt, loại bé 30.000-35.000 đồng lại được ưa chuộng.
Theo lịch, ngày tiễn Táo Quân về trời năm nay sẽ vào ngày 2-2 (tức 23 tháng Chạp). Dưới đây là một số hình ảnh tại “đại công xưởng" sản xuất vàng mã cúng ông Công, ông Táo Song Hồ:
 |
Không khí nhộn nhịp tại cơ sở sản xuất của bà Hà Thị Sợi.
|
 |
Bộ cúng Táo Quân hiện đang bán giá 45.000 đồng/bộ.
|
 |
Hầu hết các đơn đặt hàng năm nay giảm từ 30 đến 50%.
|
 |
Chị Phạm Thị Thao chỉ sản xuất cầm chừng khoảng 200 bộ/ ngày.
|
 |
Mẫu mã năm nay được thiết kế bắt mắt, nhưng giá thành không đổi.
|
Tin, ảnh: HỒNG PHÚC
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Rằm tháng Bảy, hay còn gọi là lễ Vu lan, nhưng không khí tại “thủ phủ” bán đồ cõi âm làng nghề mã thôn Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) vẫn khá đìu hiu, khác xa với khung cảnh nhộn nhịp mua bán như các năm trước.
Sáng 6-8, trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra cháy rừng đặc dụng ở khu vực Nghĩa trang thành phố.
Nằm cạnh đình làng Phúc Am, góc nhà nhỏ chừng 20m2 hiện là nơi sản xuất ra hàng trăm bộ vàng mã thủ công ông Công - ông Táo duy nhất tại thủ phủ vàng mã lớn nhất Hà Nội.