Ông Lưu Văn Minh, Trưởng thôn Phúc Am cho hay, cả làng nghề hiện có khoảng 180 hộ dân sống dựa vào nghề làm hàng mã. Trong đó có khoảng 10 cơ sở sản xuất và buôn bán hàng mã, còn lại 170 hộ dân chủ yếu đi làm thuê cho các xưởng. Đây chính là nguồn thu nhập chủ lực của người dân. Mặc dù đã bước vào vụ cao điểm cho lễ Vu lan nhưng thay vì những chuyến hàng lớn chất đầy xe tải xuôi ngược như mọi năm, nhiều hộ gia đình hiện mới chỉ bán được 1/3 lượng hàng và không nhận được thêm bất cứ đơn đặt hàng nào mới. Một số gia đình đang tính chuyển dần sang nghề khác vì nhu cầu thị trường đi xuống.

leftcenterrightdel
Hằng năm, những ngày gần lễ Vu lan, người dân làng nghề mã Phúc Am hối hả sản xuất cho kịp đơn hàng phục vụ lễ cúng ngày Rằm tháng Bảy.

 

leftcenterrightdel
Nhưng năm nay các gian hàng vắng khách, một số gia đình đã cắt giảm số lượng cho dù đang “vào vụ”. 

 

leftcenterrightdel
Ngay từ cổng làng, ngựa cúng tế chưa hoàn thiện được phơi nắng. Năm nay, lượng đơn hàng năm nay ế ẩm hơn so với năm ngoái. 
leftcenterrightdel
Bà Vũ Thị Gái (72 tuổi), người dân làng Phúc Am cho biết: “Gia đình tôi bán vàng mã đã 7 năm nay. Đây là nguồn thu chính của gia đình, khách mua nhiều nhất vào dịp lễ Vu lan và dịp Tết. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sức mua của người dân giảm hẳn. Tính đến thời điểm hiện tại, số hàng mã bán được chỉ bằng 1/3 so với các năm trước đại dịch”. 
leftcenterrightdel
“Tôi học nghề làm vàng mã đã gần 20 năm nay, thu nhập trung bình mỗi ngày khoảng 100.000 đồng. Mỗi ngày tôi có thể đan được 4 hình con voi, con ngựa với chiều dài 1,5m. Nghề này đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ, khéo léo,…Ban đầu học nghề tôi mất hơn 2 tháng mới có thể quen tay”, ông Nguyễn Văn Hạ (60 tuổi) người dân làng Phúc Am bày tỏ. 

 

leftcenterrightdel
Gia đình bà Vũ Thị Phố (77 tuổi), một hộ sản xuất lớn tại Phúc Am tâm sự: “Vào dịp cận lễ Vu lan, xưởng nhà tôi chất đầy các sản phẩm vàng mã, làm tăng ca đến 1-2 giờ sáng. Nhưng hiện nay gia đình tôi chỉ làm cầm chừng theo đơn mà khách đặt trước. Trước kia, người ta cứ nói vui là Phúc Am bán vàng mã tháng Bảy và Tết ăn cả năm nhưng thực tế đã giảm sút hơn rất nhiều". 
leftcenterrightdel

Lý giải nguyên nhân lượng khách giảm sút, nhiều người bán cho biết, vài năm nay, việc đốt vàng mã được cơ quan chức năng kêu gọi hạn chế nên thị trường vàng mã giảm nhiệt. Hơn nữa, nhiều người có xu hướng hạn chế mua đồ vàng mã, vừa tiết kiệm vừa bảo vệ môi trường, dẫn đến tình trạng đìu hiu, vắng khách mua hàng. 

leftcenterrightdel
Các mặt hàng như quần áo, giày dép, mũ nón có giá dao động từ 15.000 đến 40.000 đồng. Còn các loại như laptop, điện thoại, tivi, nhà cao tầng, tủ quần áo, máy bay, ô tô tùy thuộc vào chất liệu và kiểu dáng có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng. 

 

leftcenterrightdel
Với quan niệm “trần sao, âm vậy” nên các mặt hàng “cõi âm” tại làng Phúc Am có đầy đủ từ điện thoại thông minh, túi xách đến vòng vàng.... Dù được làm với nguyên liệu là giấy, hồ, tre, nứa… nhưng các sản phẩm được làm giống như thật, trau chuốt trong từng chi tiết nhỏ nhất. 

 

leftcenterrightdel
Hình nhân thế mạng luôn là mặt hàng được tìm mua nhiều nhất, năm nay cũng đứng trước nguy cơ không được “hóa kiếp”. 

Tin, ảnh: DIỆU HUYỀN

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.