Đối với kỳ thi THPT quốc gia, tôi muốn gửi đến Bộ trưởng lo lắng của người dân về kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây là dấu mốc quan trọng của các em nên nhà trường, gia đình đều mong muốn các em đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao. Năm nay, thi tốt nghiệp do các trường đại học làm, từ coi thi đến chấm thi. Yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học đòi hỏi cao nhưng đưa vào kỳ thi tốt nghiệp nên lo n
Đại biểu TRỊNH NGỌC THẠCH (Hà Nội):
Bộ trưởng nói một câu nghe yên lòng
Đối với kỳ thi THPT quốc gia, tôi muốn gửi đến Bộ trưởng lo lắng của người dân về kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây là dấu mốc quan trọng của các em nên nhà trường, gia đình đều mong muốn các em đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao. Năm nay, thi tốt nghiệp do các trường đại học làm, từ coi thi đến chấm thi. Yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học đòi hỏi cao nhưng đưa vào kỳ thi tốt nghiệp nên lo ngại tỷ lệ tốt nghiệp năm nay thấp hơn năm ngoái. Nếu tỷ lệ này thấp quá sẽ gây hoang mang trong dư luận. Trong phần trả lời, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có nói một câu nghe yên lòng, đó là đổi mới nhưng không tạo nên “cú sốc”, đổi mới vẫn có thể giữ lại những yếu tố làm nhân dân yên tâm. Tôi mong rằng đổi mới chú trọng vào phương pháp là chính, còn kết quả nên giúp các em bảo đảm mặt bằng chung của xã hội.
 |
Dư luận vừa qua cũng nói nhiều về đánh giá học sinh tiểu học. Theo tôi đây là xu hướng tiên tiến hiện đại. Nếu được quán triệt sớm, phổ biến, tập huấn, tuyên truyền rộng rãi thì đánh giá có lợi cho học sinh. Phụ huynh không nên chỉ mong con mình mang điểm về, nên thay đổi tư duy, đừng chú trọng điểm số mà nên đi vào thực chất.
HƯNG MẠNH (ghi)
Đại biểu NGUYỄN MẠNH CƯỜNG (Quảng Bình):
Muốn Bộ trưởng phân tích rõ hơn thực trạng
Nói tôi hài lòng hoàn toàn chưa về phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân thì chưa hẳn. Tôi rất muốn trong trả lời của Bộ trưởng phân tích rõ hơn thực trạng đề tài “xếp ngăn kéo”. Bộ trưởng có nói đến 3 loại đề tài “xếp ngăn kéo”. Đó là những nghiên cứu cơ bản và những nghiên cứu cơ bản đó phải có thời gian dài, có thể rất nhiều năm sau mới ứng dụng thực tế. Loại thứ hai là loại nghiên cứu ứng dụng “xếp ngăn kéo” do chưa có điều kiện để áp dụng và cũng cần chờ có thời gian, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có điều kiện thực hiện. Loại thứ ba là “xếp ngăn kéo” thực sự.
Nhưng tôi muốn biết ở đây là tỷ lệ cụ thể của các loại đề tài này như thế nào. Bao nhiêu loại đề tài “xếp ngăn kéo” một cách thực sự, tỷ lệ % so với tổng số các loại đề tài như thế nào. Để từ đó chúng ta mới tính toán được sự lãng phí thực sự trong nghiên cứu khoa học công nghệ hiện nay.
XUÂN DŨNG (ghi)