Phóng viên (PV): Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2015-2020), đồng chí cho biết một vài kết quả nổi bật về kinh tế-xã hội (KT-XH) nhiệm kỳ trước cũng như định hướng phát triển KT-XH nhiệm kỳ 2015-2020, nhất là khi huyện tập trung vào “3 khâu đột phá” lớn?

Đồng chí Nguyễn Đức Sơn: Từ khi tái lập huyện đến nay, Huyê%3ḅn ủy, HĐND, UBND huyê%3ḅn đã tâ%3ḅp trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liê%3ḅt, đồng bộ các nhiê%3ḅm vụ, giải pháp phát triển KT-XH, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cả hê%3ḅ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiê%3ḅp, các xã, thị trấn và nhân dân trong toàn huyê%3ḅn nên tốc độ phát triển KT-XH của huyện những năm qua và năm 2016 luôn đạt, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Riêng năm 2016, kinh tế tăng trưởng 10,2%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 13,19%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,92%; thương mại, dịch vụ tăng 11,0%...; chăn nuôi ổn định và phát triển tốt. Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tiếp tục được quan tâm. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tiếp tục được tăng cường. Cải cách hành chính được đẩy mạnh... Trên tinh thần và nội dung Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định về thực hiện "3 khâu đột phá"; huyện cũng đã cụ thể hóa và tập trung vào việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, hiện đại; huy động các nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trên địa bàn, nhất là xây dựng giao thông. Năm 2016, huyện đã phối hợp với Sở Công Thương lập quy hoạch 2 cụm công nghiệp, trong đó Cụm công nghiệp Khoái Châu tại xã Bình Kiều và thị trấn Khoái Châu với các ngành nghề: Chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, với diện tích rộng 30ha; Cụm công nghiệp Đông Khoái Châu thuộc xã Việt Hòa quy mô 70ha dành cho lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ, kho bãi, dịch vụ công nghiệp... Chưa kể các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp của hơn 2.700 cơ sở, hộ cá thể sản xuất đang đóng góp vào sự phát triển chung của huyện. Tỉnh cũng đã chấp thuận xây dựng khu Bô Thời - Dân Tiến cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2020. Huyện cũng vận động, quyên góp được gần 330 tỷ đồng để thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đến nay, 8 xã trong huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2017, huyện phấn đấu có thêm 3-5 xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

leftcenterrightdel
Đồng chí Nguyễn Đức Sơn, Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 

PV: Là địa bàn có nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao, huyện Khoái Châu đã phát huy thế mạnh này như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Đức Sơn: Chúng tôi xác định, tiềm năng, thế mạnh của huyện là phát triển những sản phẩm nông sản chất lượng cao. Huyện đã xây dựng được vùng nhãn sản xuất an toàn theo hướng VietGap với 50ha, thu hút gần 150 hộ tham gia theo phương thức sản xuất sản phẩm chất lượng, an toàn. Các nông sản chất lượng cao an toàn như: Chuối tiêu hồng, cam Đông Tảo, nhãn chín muộn, bưởi, nghệ và các sản phẩm từ cây nghệ... cũng đã tập trung sản xuất. Đặc biệt, hai sản phẩm nông nghiệp của huyện được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là chuối tiêu hồng và gà Đông Tảo. Nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn ra đời gắn với đề án lợn hướng nạc, bò thịt cao sản... theo dự án lifsap. Hiện trên toàn huyện có 163 trang trại, trong đó có 77 trang trại đã được cấp Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại và gần 1.000 gia trại, đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng giúp KT-XH huyện phát triển.

PV: Trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố đầu ra cho các sản phẩm là vô cùng quan trọng, huyện đã có các giải pháp nào để giúp đỡ bà con nông dân yên tâm sản xuất các sản phẩm của mình?

Đồng chí Nguyễn Đức Sơn: Ngoài tập trung xây dựng và phát triển mô hình “cánh đồng liên kết sản xuất”, vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn, sản xuất theo chuỗi, nâng cao năng suất lao động thì huyện cũng nâng cao nhận thức cho nông dân về việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu hàng hóa nông sản; đăng ký bảo hộ và xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm trên cơ sở Luật Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, huyện đã phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn và nông sản cho bà con để giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao của huyện đến các thị trường trong và ngoài nước. Thời gian tới, huyện tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương để phát triển nhãn hiệu và thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương, để nhãn hiệu, thương hiệu nông sản phát triển bền vững.

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham quan gian hàng tại Hội nghị Xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn lồng và nông sản huyện Khoái Châu năm 2016.Ảnh: Thái Tuấn 

PV: Đối với những mặt hàng nông sản giá trị kinh tế cao, giữ vững thương hiệu là yếu tố sống còn, trong đó có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân Khoái Châu đã triển khai và thực hiện VSATTP như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Đức Sơn: Cùng với việc coi trọng phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng sản xuất, nhất là động viên nông dân sản xuất những sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP để bảo đảm VSATTP, hướng tới thị trường trong và ngoài nước...,huyện cũng yêu cầu người sản xuất cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của mình, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng về những hành vi gian lận trong sản xuất, kinh doanh, không bảo đảm VSATTP.Chỉ như vậy mới giữ được thương hiệu nông sản và tăng giá trị, cạnh tranh, giúp cho những mặt hàng nông sản chất lượng cao của Khoái Châu phát triển bền vững.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

NGUYỄN KIÊN THÁI (thực hiện)