Thiết bị này được gọi là memristor bậc hai (sự kết hợp của “bộ nhớ” và “điện trở”). Nó sẽ bắt chước cách ghi nhớ thông tin của một khớp thần kinh trong bộ não con người, sau đó thông tin sẽ mất dần nếu nó không được truy cập trong một khoảng thời gian dài.
Trong đó, các thành phần điện tử trên bộ vi xử lý của máy (như bộ nhớ) có thể đảm nhận vai trò của từng nơ-ron thần kinh và các khớp thần kinh. Từ đó có thể làm giảm sự tiêu hao năng lượng của máy và tăng khả năng tính toán cùng một lúc.
 |
Ảnh minh họa. Nguồn: Science Alert. |
Đó chỉ là giả thuyết, bởi vì khoa học cần tìm hiểu làm thế nào các thiết bị điện tử có thể bắt chước tính mềm dẻo của hệ thần kinh, đó là các mô thần kinh có khả năng tái sinh, tái tổ chức hoặc chuyển hóa các chức năng khác nhau.
Trước đây, người ta đã đã sử dụng vật liệu bán dẫn cấu trúc nano để sản xuất các memristor. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng vật liệu sắt điện, gọi là oxit hafnium, thay cho ống nano.
Sở dĩ, oxit hafnium được coi là vật liệu lý tưởng nhất cho việc sản xuất thiết bị này bởi vì nó đã được các công ty như Intel sử dụng để chế tạo vi mạch điện tử. Ngoài ra, oxit hafnium còn sẵn có và có giá cả phải chăng.
 |
Ảnh minh họa. Nguồn: Science Alert. |
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (MIPT) của Nga, thành tựu này có thể giúp các nhà khoa học phát triển một loại máy tính thần kinh mới, dựa trên nền tảng của hệ thống trí thông minh nhân tạo (AI).
Việc mô phỏng sẽ giúp tạo ra các siêu máy tính cung cấp những góc nhìn chưa từng thấy về sự vận hành của bộ não. Nó được xây dựng từ bộ công cụ mô phỏng mã nguồn mở (NEST), vốn được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu thần kinh.
Một hệ thống mô phỏng như vậy có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về các chứng bệnh về rối loạn não, từ bệnh Parkinson, bệnh rối loạn thoái hóa thần kinh trung ương đến bệnh đa xơ cứng.
KHÁNH NGÂN (theo Science Alert)