Ngày 3-7, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, trong khuôn khổ Triển lãm Computex 2024, Tập đoàn Viettel và Công ty Supermicro (Mỹ) tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó, hai doanh nghiệp sẽ cùng hỗ trợ phát triển công nghệ, tập trung vào các giải pháp toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).
Trước đó, trong hội nghị Di động Thế giới MWC 2024 (Barcelona, Tây Ban Nha), hai bên có dịp trao đổi, chia sẻ, tìm kiếm lĩnh vực có thể hợp tác tại gian hàng của Viettel.
Thỏa thuận hợp tác hướng tới mục tiêu hai doanh nghiệp cùng tạo ra những giá trị lớn, nâng tầm chất lượng dịch vụ với khách hàng. Cụ thể, tại mảng nghiên cứu và phát triển 5G, hai bên sẽ hợp tác phát triển các giải pháp 5G bao gồm phần mềm và phần cứng. Ở lĩnh vực điện toán đám mây, Supermicro sẽ cung cấp phần cứng và Viettel cung cấp phần mềm để phát triển giải pháp Private Cloud đến khách hàng. Hai bên sẽ cùng phát triển các giải pháp máy chủ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, được “may đo” phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng; ứng dụng AI để nâng cao chất lượng viễn thông, trung tâm dữ liệu và các quy trình kinh doanh.
 |
Đại diện lãnh đạo hai bên ký kết hợp tác. |
Viettel có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác viễn thông, hiện tại đã làm chủ hoàn toàn các thiết bị trong hệ sinh thái 5G bao gồm thiết bị truy nhập vô tuyến, thiết bị truyền dẫn, hệ thống mạng lõi, đưa Việt Nam trở thành nước thứ năm trên thế giới làm chủ công nghệ 5G. Supermicro được biết đến nhờ thế mạnh phát triển máy chủ, cung cấp phần mềm quản lý máy chủ, hệ thống lưu trữ hiệu suất cao và hiệu năng cao cho nhiều đối tác, cộng với các giải pháp điện toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, tổ chức. Sự kết hợp giữa cả hai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy và triển khai mạng 5G rộng khắp Việt Nam.
TRẦN THỌ
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Những năm gần đây, UAV (máy bay không người lái) và tên lửa hành trình được sử dụng ngày càng phổ biến trong những cuộc xung đột quân sự giữa các nước trên thế giới. Những vũ khí hiện đại này có kích thước nhỏ và khả năng bay ở tầm thấp nên việc phát hiện các mục tiêu rất khó khăn. Do đó, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech-VHT) thuộc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đầu tư nghiên cứu và chế tạo thành công đài radar 3 tọa độ (3D) chiến thuật băng S VRS-SRS nhằm tăng cường khả năng giám sát phòng không tầm thấp.
Ngày 24-6, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, hệ thống nhận diện khuôn mặt - Viettel eKYC nhận chứng chỉ quốc tế ISO 30107-3 về nhận diện khuôn mặt (FaceID) cấp độ 2. Viettel là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam nhận được chứng chỉ cấp độ 2, cũng là cấp độ cao nhất.
Ngày 21-6, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech - VHT) thuộc Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, VHT vừa được Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) trao Chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R.