Trong tháng 8-2022, các lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều hoạt động nổi bật: Về lĩnh vực bưu chính, kinh tế vĩ mô ổn định tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bưu chính tăng trưởng về sản lượng, doanh thu.

Doanh thu bưu chính tháng 8-2022 ước đạt 5.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, sản lượng bưu chính ước đạt trên 186 triệu bưu gửi, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số loại sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử trong tháng 8 là 185.513 sản phẩm.

leftcenterrightdel
 

Về lĩnh vực viễn thông, tính đến tháng 8-2022 Việt Nam đã có hơn 170 thành viên triển khai công nghệ ký số tài nguyên Internet. Tỷ lệ ký số tài nguyên Internet trên dữ liệu xác thực định tuyến Việt Nam đạt 61% (tăng 44% so với 2021, cao gấp 2 lần mức trung bình toàn cầu, cao gấp 1,6 lần khu vực ASEAN). Số lượng thuê bao băng thông rộng cố định đạt 20,73 triệu thuê bao, tăng 0,34% so với tháng trước. Tốc độ tăng trưởng ổn định, ước đến cuối năm 2022 đạt 21,7 triệu thuê bao. Thuê bao băng rộng di động đạt 81,8 triệu tăng 0,4% so với tháng 7-2022.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội nghị. 

Về lĩnh vực chuyển đổi số, tính đến ngày 20-8, tổng số dịch vụ hành chính công trực tuyến do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cung cấp đạt 119.464. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 84.286. Đặc biệt, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ là 51,49%, tăng 4,6% so với tháng 7-2022. Việc triển khai xây dựng mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng tính đến ngày 23-8-2022 đã đạt 49 tỉnh, thành/63 tỉnh, thành, với 42.469 tổ công nghệ số cộng đồng và 208.308 người tham gia.

Về lĩnh vực An toàn thông tin mạng, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet trong tháng 8-2022 là 619.610 địa chỉ, giảm 5% so với tháng 7-2022 và giảm 43,1% so với cùng kỳ 2021. Trong tháng 8-2022, số lượng website lừa đảo bị chặn là 163, tăng 83,1% so với tháng 7-2022, tăng 89,5% so với cùng kỳ tháng 8-2021. Số thuê bao đăng ký sử dụng ký số từ xa đến tháng 8-2022 là 30.550 người, tăng 153% so với tháng 7-2022, tương đương 18.491 thuê bao.

leftcenterrightdel
 

Về lĩnh vực Kinh tế số, tính đến ngày 19-82, Chương trình SMEdx (Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số) đã có khoảng 379.865 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và trải nghiệm các nền tảng số "Make in Việt Nam" xuất sắc do chương trình tuyển chọn và có 56.267 doanh nghiệp chính thức sử dụng các nền tảng của chương trình.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thu Hương

Về lĩnh vực công nghiệp ICT, doanh thu công nghiệp CNTT trong tháng 8-2022 ước đạt 334.866 tỷ đồng tăng trưởng 19% so với cùng kỳ 2021 (281.172 tỷ đồng) và tăng trưởng 36,56% so với tháng 7-2022 (245.220 tỷ đồng). Doanh thu tăng đột biến do chính sách mở cửa nền kinh tế của Chính phủ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu và sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI tiếp tục tăng.

Về lĩnh vực báo chí, tháng 8-2022 đã ban hành Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí. Đây được coi là “cẩm nang” giúp các sở TT&TT trong việc phát hiện và xử lý vi phạm “báo hóa”, cũng như giúp các doanh nghiệp cung cấp trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội tự chấn chỉnh, phòng tránh sai phạm. Bên cạnh đó, tính đến tháng 8-2022, tỷ lệ thông tin tiêu cực về đất nước, con người Việt Nam ở mức 3,2%, giảm 0,2% so với tháng 7 (3,4%).…

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, trong tháng 8-2022, Bộ TT&TT đã và đang triển khai thực hiện Nghị định số 48/2022/NĐ-CP về "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TT&TT". Các đơn vị tập trung thực hiện các nhiệm vụ công, đặc biệt là đối với nhiệm vụ trọng tâm theo tuần, theo tháng, bám sát kế hoạch để triển khai. Văn phòng bộ cần theo dõi nhắc nhở kịp thời về tiến độ. Thứ trưởng yêu cầu “Trong thời gian tới, bộ máy các đơn vị của bộ; việc bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ mới sẽ được kiện toàn. Các cán bộ được tin tưởng bổ nhiệm phải quyết tâm hơn, phát huy trách nhiệm, tiếp nhận nhiệm vụ mới và thực hiện quyết liệt”.

VĂN PHONG