Đây là bản báo cáo thống kê chi tiết về xu hướng tìm kiếm và tiêu dùng của người dùng Việt năm 2022 trên Cốc Cốc - công cụ tìm kiếm và trình duyệt dành cho người Việt và là nền tảng phục vụ người dân do Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận.

Báo cáo này đưa ra 4 xu hướng nổi bật nhất mà người Việt quan tâm trong năm 2022, bao gồm: Thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu; cao cấp hóa; dịch chuyển số, mua sắm trực tuyến và nâng cao trải nghiệm, giá trị sống.

Dựa trên số liệu từ báo cáo, xu hướng nổi bật nhất của người dùng Việt trên internet chính là mua sắm trực tuyến và thanh toán phi tiền mặt. Đặc biệt, ở đâu có người dùng số, ở đó có thương mại điện tử. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của người dân cho nhu cầu dịch chuyển số trong tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực.

leftcenterrightdel
Thanh toán không tiền mặt là xu hướng nổi bật nhất năm 2022/ Ảnh minh họa/ TTXVN

Tuy nhiên, trong bối cảnh Tết Nguyên Đán Quý Mão đang tới gần, người dùng có xu hướng tiêu dùng thông minh hơn bằng cách thắt chặt chi tiêu, ưu tiên thiết yếu. Người dùng cũng có nhiều kỳ vọng với các nhãn hàng, đặc biệt là về giá cả và chất lượng dịch vụ. Cụ thể, có tới 65% người dùng quan tâm tới bình ổn giá và các chương trình giảm giá, khuyến mại.

Cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và sự hồi phục của du lịch, xu hướng cao cấp hóa được người Việt thể hiện thông qua nhu cầu ăn và ở. Lượng tìm kiếm về các từ khóa “villa”, “resort”, “khách sạn 5 sao” đều tăng so với quý trước với mức tăng trưởng lần lượt là 53%, 35% và 21%.

Báo cáo của Cốc Cốc cũng cho thấy dịch Covid-19 có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, mua sắm trực tuyến đã có bước nhảy vọt ấn tượng và dần trở thành xu hướng bền vững mới. Toàn bộ hành trình mua hàng của người dùng từ nhận thức, cân nhắc tới ra quyết định đều được thực hiện trên môi trường kỹ thuật số. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của người dân cho nhu cầu dịch chuyển số trong tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực.

Theo đó, có tới 47% người dùng Cốc Cốc chọn sử dụng phương thức thanh toán hiện đại, bao gồm: Chuyển khoản, ví điện tử, thẻ ngân hàng nội địa, thẻ tín dụng. Nguyên nhân được đưa ra là do tiết kiệm thời gian mua bán, tiện lợi trong việc thanh toán và có nhiều ưu đãi hơn so với mua và thanh toán trực tiếp.

Bên cạnh đó, thị trường đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của các siêu ứng dụng, trong đó nổi bật nhất là các ứng dụng thương mại điện tử. Có đến 55% người dùng trả lời rằng họ đang mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử phổ biến … Số còn lại cho biết họ mua sắm trực tuyến thông qua mạng xã hội (chiếm 24%) hoặc cả hai (21%).

Như vậy, thị trường tiêu dùng Việt đang trải qua bước chuyển dịch quan trọng do sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng dưới tác động của đại dịch. Điều này đòi hỏi sự thích ứng kịp thời từ các doanh nghiệp để có thể tìm kiếm hướng phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường. Trong quá trình này, Cốc Cốc với lượng người dùng lớn và những dữ liệu phân tích chính xác có thể coi là một “trợ lực” quý giá cho doanh nghiệp, giúp họ đến gần hơn với khách hàng, hiểu khách hàng cần gì, muốn gì, từ đó thích ứng linh hoạt để phục hồi.

VĂN PHONG