Dự cuộc làm việc có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Về phía tỉnh Hưng Yên có Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tỉnh. 

leftcenterrightdel
Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. 

Tại cuộc làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đề nghị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho giáo viên, nhằm ưu tiên và hỗ trợ bảo đảm thu nhập cho giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung các thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, từ đó chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện bảo đảm quyền lợi chung của giáo viên; tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và địa phương rà soát, đánh giá để tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm lộ trình thực hiện chương trình, tập trung chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và những điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình.

Đánh giá cao công tác chuẩn bị của tỉnh Hưng Yên, Đoàn giám sát đồng thời đề nghị, tỉnh Hưng Yên đánh giá kỹ hơn về khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhất là về căn cứ, cơ sở thực tiễn để đánh giá ưu điểm, hạn chế của Chương trình giáo dục phổ thông 2018; khó khăn, vướng mắc trong triển khai tích hợp liên môn ở cấp Trung học cơ sở và việc lựa chọn, chuyển đổi nguyện vọng tổ hợp môn học ở cấp Trung học phổ thông. Bổ sung, báo cáo thêm về khả năng đáp ứng của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học các bộ môn mới, tổ hợp môn học theo chương trình mới.

leftcenterrightdel

 Quang cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát về đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa tại Hưng Yên.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, tỉnh Hưng Yên nghiên cứu kỹ nội dung Nghị quyết số 88 và các văn bản hướng dẫn để khẳng định rõ nội dung nào thực hiện tốt, nội dung nào thực hiện chưa tốt; việc gì đã làm, đang làm, chưa làm, nhất là những vấn đề dư luận xã hội, nhân dân quan tâm nhiều như: Nội dung, chương trình dạy và học; về bộ sách giáo khoa, giá sách giáo khoa.

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội ghi nhận những điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Hưng Yên. Các trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, tri thức, pháp luật và ý thức công dân; tăng cường giáo dục thể chất và kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy.

Tỉnh đã quan tâm bố trí đầu tư nguồn lực về tài chính, ngân sách và điều kiện bảo đảm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp nhu cầu sử dụng. Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn 2015-2022 là hơn 2.348 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu.

Tỉnh đã thực hiện tốt công tác rà soát, quy hoạch phân bổ, sắp xếp mạng lưới, quy mô trường lớp; các cơ sở giáo dục đã chủ động, linh hoạt trong công tác chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. 

Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, tỉnh cần phát huy các kết quả tích cực đạt được trong thời gian qua, tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục. 

Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. 

CHIẾN THẮNG