Theo các đại biểu, khái niệm người lớn trong phạm vi hội thảo là những người đã qua vòng giáo dục ban đầu và sẽ học tập suốt đời trong các thiết chế giáo dục tiếp tục, chủ yếu là học tập dưới các hình thức không chính quy, phi chính quy. Đó là những cán bộ, công chức, viên chức, công nhân kỹ thuật, nông dân và những lao động tự do cần đến những tri thức và kỹ năng hữu ích cho nghề nghiệp đang làm, hoặc để có thêm nghề, hoặc để có năng lực chuyển đổi nghề. Những tri thức và kỹ năng đó chỉ có trường đại học và cao đẳng mới đáp ứng tốt. Để học liên tục, học suốt đời, học ở bất cứ đâu thì các trường đại học phải có nguồn TNGDM phục vụ nhu cầu học tập của đối tượng người lớn.

Quang cảnh hội thảo.

Các tham luận chỉ rõ, các trường đại học tạo ra TNGDM sẽ giúp đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, bác sĩ, nhà kinh doanh ... có thêm học vấn để không bị “cách ly” hiện đại hóa. Việc xây dựng TNGDM để phục vụ cho người lớn có đầy đủ tư liệu học tập suốt đời cần đáp ứng các vấn: Có kho tư liệu giáo dục càng lớn càng tốt dưới hình thức đầu tư phần mềm cho giáo dục thường xuyên, đồng thời phát huy tinh thần hiếu học của người học và tạo cho họ năng lực tự học với cách học hiện đại (phi truyền thống), sử dụng các công nghệ học tập để truy cập, tiếp cận, sử dụng, phổ biến, chia sẻ tri thức. Tuy nhiên, sau khi có TNGDM cho người lớn, cần có một cơ chế chia sẻ tri thức từ TNGDM thì giá trị sử dụng và hiệu quả sử dụng các tri thức sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Theo các đại biểu, việc xây dựng và phát triển hệ thống các trường đại học tham gia trong một mạng lưới tổ chức xây dựng TNGDM, giúp cho TNGDM càng phong phú thì việc chia sẻ tri thức càng mở rộng. Trường đại học xây dựng TNGDM là một việc làm để thực hiện một nền giáo dục chia sẻ. Tri thức chia sẻ thì tài nguyên giáo dục phát triển và bền vững.

Tin, ảnh: HÙNG KHOA